Thẩm quyền của Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã (Trang 116 - 118)

Luật HTX năm 2012 quy định BKS/KSV do ĐHTV bầu ra, chịu trách nhiệm trước ĐHTV và có quyền hạn, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của HTX theo quy định của pháp luật và điều lệ; kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của ĐHTV, HĐQT và quy chế của HTX; giám sát hoạt động của HĐQT, GĐ/TGĐ, thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của HTX; kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của HTX và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình ĐHTV; tiếp nhận kiến nghị liên quan đến HTX; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị HĐQT, ĐHTV giải quyết theo thẩm quyền; Trưởng BKS hoặc KSV được tham dự các cuộc họp của HĐQT nhưng không được quyền biểu quyết; thông báo cho HĐQT và báo cáo trước ĐHTV về kết quả kiểm soát; kiến nghị HĐQT, GĐ/TGĐ khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của HTX; yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thơng tin đó vào mục đích khác; chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường (khoản 4 Điều 39 của Luật HTX năm 2012).

Tác giả Hansmann, H., & Kraakman, M. (2001) cho rằng: “Quyền giám sát trong HTX là quá trình HĐQT giám sát các hoạt động của HTX. Hoạt động giám sát làm cho các thành viên HTX có được niềm tin rằng HTX đang hoạt động và quản lý vì lợi ích của thành viên. Giám sát trong HTX chủ yếu được thực hiện bởi

các thành viên HĐQT được bầu tại các cuộc họp ĐHTV hàng năm để lãnh đạo và đảm bảo sự phát triển của HTX. Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm duy trì việc tổ chức và xử lý các hoạt động của HĐQT trong khi các hoạt động của HĐQT nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Do đó, HĐQT HTX thực hiẹn tốt chức năng giám sát trong quản trị HTX sẽ mang lại sự hài lòng của thành viên và thu hút tăng trưởng thành viên” 131. Quan điểm về mức độ giám sát, tác giả Peter J. Baldacchino, Chantelle Camilleri, Simon Grima, Frank H. Bezzina (2017) cho rằng: “Đối với một kế hoạch giám sát để có hiệu quả khơng nhất thiết phải có lợi rõ ràng về chi phí trong ngắn hạn. Thường thì những lợi ích của kế hoạch giám sát là phịng ngừa các hành vi có thể ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động của HTX hoặc của thành viên hoặc trong việc đảm bảo thực hiện mục đích xã hội của HTX. Tuy nhiên, ngay cả các chương trình giám sát tốt nhất cần phải được giữ trong một mức hợp lý vì mặc dù chúng có thể có chủ ý tốt, giám sát q nhiều cuối cùng có thể khơng hiệu quả nếu nó tạo ra cảm giác kiểm sốt thay vì đem lại giá trị gia tăng cho hoạt động của HTX” 132.

Trong các HTX, nếu công tác giám sát được thực hiện tốt sẽ giúp HTX được quản lý, điều hành đúng theo mục tiêu do ĐHTV đề ra, ngăn ngừa các thiệt hại trong quá trình kinh doanh, tạo niềm tin cho thành viên, khuyến khích thành viên tham gia tích cực vào hoạt động của HTX. Tuy nhiên, công tác giám sát phải thực hiện ở mức độ hợp lý để không cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của HTX.

Kiểm soát nội bộ giúp HTX giảm bớt nguy cơ rủi ro trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính, đảm bảo HTX tuân thủ pháp luật, nghị quyết của ĐHTV, nội quy HTX, đảm bảo HTX hiệu quả, và đem lại lợi ích hợp pháp tốt nhất cho thành viên HTX và cho HTX. Đánh giá về hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với HTX qua trường hợp của HTX 131 Hansmann, H., & Kraakman, M. (2001) The ownership of enterprise, Harvard, Cambridge, MA: Harvard University Press

132 Peter J. Baldacchino, Chantelle Camilleri, Simon Grima, Frank H. Bezzina (2017), Assessing Incentive and Monitoring Schemes in the Corporate Governance of Maltese Co-operatives, European Research Studies

Koperasi ABC Berhard (Malaysia), tác giả Shafawaty Mohamad Shabri, Ram Al Jaffri Saad, Azizi Abu Bakar cho rằng: “Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là một điều quan trọng đối với tổ chức để đảm bảo rằng quản trị tốt có thể được duy trì, dẫn đến tạo ra lợi nhuận cao hơn và cũng có thể giúp ổn định và tăng trưởng của HTX ở Malaysia. Các phát hiện chỉ ra rằng HTX thực hiện tất cả thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo mô tả của Khung COSO (1992), được chấp nhận rộng rãi là yếu tố chính giúp các tổ chức đạt được các mục tiêu kinh doanh và đồng thời HTX có hiệu suất tổ chức tốt” 133. Đồng quan điểm kiểm soát nội bộ làm tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tác giả Cyprus Oo Olumbe cho rằng: “Về lý thuyết, hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả làm tăng khả năng quản trị doanh nghiệp tốt vì nó là một tích hợp một phần của quy trình quản lý (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát). Kiểm soát nội bộ giữ cho một tổ chức hướng tới mục tiêu của nó và đạt được nhiệm vụ của nó, giảm thiểu những bất ngờ trong hoạt động. Kiểm soát nội bộ thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả của hoạt động, giảm rủi ro mất tài sản và giúp đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định. Kiểm soát nội bộ cũng đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Một tổ chức với hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu hoạt động hiệu quả và do đó quản trị doanh nghiệp sẽ tốt trong khi một tổ chức có hệ thống kiểm sốt nội bộ yếu kém sẽ dẫn đến quản trị doanh nghiệp xấu” 134.

Kiểm soát nội bộ bao gồm hoạt động kiểm tra và giám sát từ thành viên, từ HĐQT và BKS/KSV của HTX trong đó vai trị chính thuộc về thẩm quyền của BKS/KSV. Kiểm soát nội bộ là cần thiết và quan trọng đối với hoạt động của HTX. Kiểm soát nội bộ tốt giúp quản trị hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)