GĐ/TGĐ là người điều hành hoạt động của HTX, có quyền hạn và nhiệm vụ tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của HTX; thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của HĐQT; ký kết hợp đồng nhân danh HTX theo ủy quyền của Chủ tịch HĐQT; trình HĐQT báo cáo tài chính hằng năm; xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của HTX trình HĐQT quyết định; tuyển dụng lao động theo quyết định của HĐQT; thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của HTX (Điều 38 Luật HTX năm 2012).
Trường hợp GĐ/TGĐ do HTX th thì ngồi việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật HTX năm 2012 còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp ĐHTV, HĐQT. GĐ/TGĐ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ và khơng thuộc trường hợp đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc 128 Article 26 Law of the people’s Republic of China on Specialized Farmers Cooperatives (adopted at the 24th Meeting of the Standing Committee of the Tenth National People’s Congress on October 31, 2006) - Điều 26 Luật HTX Nông nghiệp chuyên canh Trung Quốc năm 2006
gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ (Khoản 5, 6 Điều 40 Luật HTX năm 2012).
Luật HTX năm 2012 quy định GĐ/TGĐ là thành viên HTX hoặc là người được HĐQT thuê giữ chức danh GĐ/TGĐ. Nghiên cứu về hiệu quả của GĐ điều hành HTX Trung Quốc, so sánh giữa hiệu quả của GĐ điều hành là thành viên HTX với GĐ điều hành là thành viên bên ngoài, tác giả Qiao Liang cho rằng: “Người điều hành trong HTX có thể là thành viên, và do đó họ là chủ sở hữu của HTX. Các GĐ bên ngồi có xu hướng chuyên nghiệp hơn trong quản lý và tiếp thị, trong khi các GĐ là thành viên HTX có khả năng định hướng sản xuất nhiều hơn” 129.
3.3.2. Phân cơng, phân quyền đối với Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc
Thơng thường, một tổ chức hay đơn vị có quy mơ vừa và lớn cần có từ hai vị trí cấp phó trở lên để giúp cấp trưởng từng lĩnh vực hoạt động hoặc từng mảng công việc cụ thể. Trong một tổ chức nói chung, cấp phó có nhiệm vụ giúp cấp trưởng chỉ đạo điều hành trong tổ chức; vì vậy, trong ban giám đốc phải có phân cơng phân quyền rõ ràng để cấp phó thực hiện tốt nhiệm vụ này. Trong ban giám đốc, cấp phó giúp GĐ/TGĐ chỉ đạo điều hành công việc ở một số lĩnh vực hay mảng công việc cụ thể.
Mục tiêu quan trọng nhất của ban giám đốc cần đạt được là đảm bảo sự chỉ đạo điều hành liên tục có hiệu quả tất cả các hoạt động của HTX. Như vậy, vị trí cấp phó ln phải là người có quyền thay mặt người đứng đầu điều hành một số lĩnh vực, phạm vi công việc, phạm vi hoạt động theo phân công. Thành lập ban giám đốc và phân công nhiệm vụ, công việc trong ban giám đốc là một đòi hỏi tất yếu xuất phát từ yêu cầu thực tế của quản trị HTX khi HTX phát triển đến quy mô vừa và lớn. Sự phân định công việc, quyền trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên trong ban giám đốc sẽ giúp cho công tác chỉ đạo điều hành HTX đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong thực tiễn. Thông qua phân công, phân nhiệm và xác định rõ
129 Qiao Liang (2013), Governance, CEO Identity, and Quality Provision of Farmer Cooperatives, Luận án
trách nhiệm của từng thành viên ban giám đốc giúp việc đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các thành viên Ban Giám đốc.
Trong HTX, nếu có nhiều phó giám đốc thì ban giám đốc phải có phân cơng rõ ràng về các lĩnh vực, mảng công việc phụ trách và trách nhiệm quyền hạn cho từng vị trí trong ban giám đốc. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành thay mặt giám đốc HTX theo phân công ở mảng công việc hay thừa ủy quyền GĐ quyết định những vấn đề được phân cấp, được ủy quyền. Tại Việt Nam, hầu hết các công ty hoặc HTX thường tổ chức Ban Giám đốc gồm giám đốc, các phó giám đốc giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số hoạt động tác cụ thể. Đây là mơ hình truyền thống, gọn và đơn giản nhưng mơ hình này cũng bộc lộ những hạn chế trong điều hành nếu phân công, phân quyền chưa rõ ràng và sự phối hợp, chia sẻ thông tin trong ban giám đốc thiếu nhịp nhàng. Trong mơ hình này, nếu giám đốc khơng trao quyền quyết định cho các phó giám đốc dẫn đến chậm trễ trong xử lý công việc và xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khơng tạo động lực và sự chủ động cho cấp phó. Ngược lại, phân quyền ở phạm vi rộng nhưng khơng có cơ chế báo cáo phối hợp và giám sát hiệu quả cũng có thể dẫn đến sự lạm quyền, khó kiểm sốt và đơi khi dẫn đến sự thiếu nhất quán trong chỉ đạo điều hành. Việc phân quyền cho Phó Giám đốc HTX trong thực tiễn được quy định trong điều lệ HTX như trường hợp Điều lệ HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Ngọc Liên quy định như sau: “Phó giám đốc HTX DV NN xã Ngọc Liên do Chủ tịch HĐQT giới thiệu để Đại hội thành viên bầu trực tiếp tại đại hội. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả các công việc được Giám đốc phân công thay quyền Giám đốc giải quyết công việc của HTX khi được Giám đốc uỷ quyền. HTX DV NN xã Ngọc Liên có hai Phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách dịch vụ bảo vệ cây trồng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thuỷ nơng, thuỷ lợi; Phó Giám đốc phụ trách dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp nơng thơn, hàng hố” 130.
Do vậy, trong thực tiễn để phát huy vai trò và hiệu quả của cấp phó trong điều hành, ban giám đốc cần xây dựng và áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn, chức 130 Điều 19 Điều lệ HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Ngọc Liên được các thành viên thông qua năm 2014
danh các vị trí của các phó giám đốc, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng đi cùng các quy định phối hợp, chế độ báo cáo thông tin và đánh giá một cách minh bạch cơng khai. Các quy định mang tính ngun tắc này cùng với môi trường làm việc, tương tác hiệu quả sẽ giúp cấp phó phát huy đắc lực vai trị giúp việc, từ đó sẽ trực tiếp làm tăng năng lực và hiệu quả điều hành của ban giám đốc HTX.
3.4. Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên