Các yếu tố cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 33 - 35)

-Theo Từ điển Bách khoa VN, 1995, các yếu tố cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật gồm:

+ Chủ thể pháp luật + Quy phạm pháp luật + Sự kiện pháp lý

+ Xác lập địa vị tư cách pháp lý của chủ thể pháp luật

+ Xác định các sự kiện đời sống mang tính pháp lý, gọi là sự kiện pháp lý. + Xác định mơ hình cho các quan hệ pháp luật, hình thành các quy phạm pháp luật.

+ Xác định các biện pháp bảo vệ về mặt pháp luật và hình thức trách nhiệm. + Sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật. - Theo quan điểm hệ thống, cơ chế điều chỉnh pháp luật gồm:

+ Quy phạm pháp luật; + Văn bản cá biệt; + Quan hệ pháp luật;

+ Ý thức pháp luật trách nhiệm pháp lý; + Chủ thể pháp luật.

Từ khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật và thực tiễn pháp lý, có các loại cơ chế điều chỉnh và các yếu tố tương ứng.

Cơ chế điều chỉnh phức tạp gồm 4 yếu tố:

+ Quy phạm pháp luật: yếu tố cơ sở của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Đó là sự mơ hình hóa, khái qt hóa các quan hệ xã hội thành quy tắc, chuẩn mực xử sự chung.

+ Các quyết định áp dụng pháp luật và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách nhằm bảo đảm các yêu cầu của quy phạm pháp luật vào cuộc sống, nghĩa là làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

+ Quan hệ pháp luật: Trên cơ sở quy phạm pháp luật hoặc các quyết định áp dụng pháp luật trong mọi trường hợp có sự kiện pháp lý xảy ra, các quan hệ pháp luật phát sinh với nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ thể.

+ Hành vi thực tế của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 33 - 35)