Khái niệm tiêu chí hiệu quả pháp luật

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 35 - 37)

Theo Petrukhin và Batryrop, Môgiacova (Liên xô), hiệu quả thể hiện ở sự đúng đắn, sự phù hợp của pháp luật.

Sự phù hợp pháp luật với điều kiện chính trị, văn hóa xã hội là tiền đề hết sức quan trọng và cần thiết để pháp luật có hiệu quả. Văn bản pháp luật mới chỉ là tiền đề là điều kiện chưa phải là hiệu quả thực tế của pháp luật. Có nhiều văn bản có chất lượng tốt, thể hiện sự chính xác và tính phù hợp cao nhưng do nhiều

nguyên nhân khác nhau mà không được chấp hành, hiệu quả thực tế thấp hoặc đánh giá khả năng hiệu quả trong tương lai, trong thực tế không rõ.

Hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật không tốt pháp luật cũng khơng có hiệu quả cao.

Hiệu quả là xuất phát từ phù hợp, từ hiệu quả của từng bộ phận cấu thành (giả định, quy định, chế tài) của quy phạm pháp luật. Trong thực tế hiệu quả phụ thuộc nhiều vào chất lượng, sự đầy đủ sự phù hợp của từng bộ phận cấu thành pháp luật.

Gỉa định: Dự liệu chính xác, đầy đủ hồn cảnh điều kiện xảy ra, từ đó đưa ra ảnh hưởng các quan hệ xã hội,phù hợp khả thi rõ ràng, dễ hiểu.

Tuy nhiên, từng bộ phận của quy phạm không tồn tại và tác động riêng biệt chúng chỉ có thể phát huy tác dụng khi liên kết với các biện pháp khác. Hiệu quả của quy phạm pháp luật chỉ có trên cơ sở hiệu quả của từng bộ phận của quy phạm.

Hiệu quả pháp luật là mức độ thực tế đạt được của những mục đích xã hội có ích mà vì chúng, pháp luật đã được ban hành (Alechxeep, Lasin, Stonrogacvich).

Có nhiều quy phạm ban hành tốt, nhưng khi áp dụng lại khơng có hiệu quả hoặc ngược lại có những quy phạm ban hành chưa tốt lắm nhưng áp dụng tốt có hiệu quả cao.

Hiệu quả pháp luật là sự đạt được mục đích nhằm đề ra khi ban hành quy phạm pháp luật với những điều kiện nhất định (vật chất, thời gian, chính trị).

C = A - B R R

A Kết quả tác động B, Tương tác ban đầu R chi phí

(Pasacap, I.A.Vich)

Cơng thức trên chưa nêu được mục đích cần đạt được khi ban hành pháp luật nên không đầy đủ.

Nhiều học giả Xô viết: Hiệu quả pháp luật là sự tương tác giữa kết quả tác động thực tế của quy phạm pháp luật với những mục đích xã hội cần đạt được mà vì chúng văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành

Gần đây, tiến sĩ khoa học luật Lapacre cho rằng: “Hiệu quả quy phạm pháp luật là mức độ mà quy phạm pháp luật đóng góp vào việc củng cố cơ sở pháp lý của đời sống Nhà nước và đời sống xã hội vào việc hình thành và phát triển những yếu tố của sự đại diện trong quan hệ xã hội” .

Hiệu quả pháp luật là kết quả thực tế đạt được lớn nhất trong những điều kiện khả năng hiện có do sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội mang lại, phù hợp với mục đích, yêu cầu định hướng của pháp luật với mức chi phí của vật chất, tinh thần… thấp nhất.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 35 - 37)