Các tiêu chí đánh giá hiệu quả pháp luật

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 37 - 40)

Bao gồm: Trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi có pháp luật điều chỉnh; Mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật; Chất lượng của pháp luật; Trạng thái quan hệ pháp luật xã hội khi và sau khi có pháp luật điều chỉnh;

Mức độ chi phí vật chất, tinh thần bỏ ra để đạt được hiệu quả thực tế khi sự tác động của pháp luật mang lại.

- Trạng thái ban đầu là tiêu chí đầu tiên, bởi vì chỉ trên cơ sở đánh giá đúng trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi chưa có pháp luật điều chỉnh thì mới có cơ sở để so sánh trạng thái của chúng sau khi có pháp luật điều chỉnh. Trong trạng thái này được đánh giá trên 2 khía cạnh trong trạng thái ý thức và trạng thái hành vi. Mức độ ổn định trật tự và ổn định các quan hệ xã hội; trật tự và hiệu quả ổn của việc tiến hành các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; mức độ ổn định và phát triển tiến bộ xã hội; số lượng của các vật chất và trạng thái được tạo ra trong

xã hội khi chưa có sự tác động, điều chỉnh của pháp luật; khả năng bảo vệ các giá trị và lợi ích của xã hội, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội và việc xử lý chúng đến mức độ nào; mức độ pháp chế trong đời sống xã hội khơng khí chính trị và tinh thần của xã hội; các hiện tượng và các quá trình khác của đời sống xã hội sẽ chịu sự tác động của pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật, những gì đạt được, những gì khiếm khuyết, những gì phát sinh do việc chưa có pháp luật điều chỉnh.

Ví dụ: trước khi Bộ luật Lao động ban hành, đình cơng khơng được coi là quyền của người lao động và không được pháp luật quy định chặt chẽ nên khi tranh chấp lao động tập thể, những người lao động phản ứng bằng cách nghỉ việc tập thể đòi bồi thường thỏa đáng ngân sách. Việc sa thải người lao động nghỉ việc trái pháp luật làm cho việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể rất phức tạp gây thiệt hại lớn cho người lao động và các doanh nghiệp.

Khi xem xét trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi pháp luật đang xem xét điều chỉnh cần chú ý tới các công cụ khác: đạo đức, tập quán, tôn giáo…. Những tác động tiêu cực, những hạn chế của các loại này, từ đó xác định mức độ nhu cầu điều chỉnh của pháp luật và chọn quan hệ nào cho có hiệu quả…

- Mục đích, u cầu và định hướng của pháp luật được thể hiện trực tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Mục đích, yêu cầu, định hướng biểu hiện rất khác nhau ở mỗi cấp độ và phạm vi xây dựng văn bản.

Có mục đích u cầu và định hướng chung được đạt ra cho cả hệ thống pháp luật là bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, giá trị tồn tại và phát triển của xã hội thực sự cơng bằng, đưa lại lợi ích cho nhân dân.

Có mục đích u cầu cho từng ngành luật, từng chế định pháp luật, từng nhóm quy phạm pháp luật, thậm chí cho từng quy phạm pháp luật cụ thể, đó là sự

cụ thể mục đích chung của cả hệ thống, khơng được mâu thuẫn không được loại trừ lẫn nhau.

- Chất lượng pháp luật là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả pháp luật, bởi nó cho phép dự báo được khả năng hiện thực hóa các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Ban hành kịp thời đầy đủ, đồng bộ phù hợp quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ pháp lý cao sẽ tác động pháp luật có kết quả cao và ngược lại.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa thông qua hệ thống băn bản quy phạm pháp luật đáp ứng các yêu cầu của xã hội, được xây dựng dựa trên cơ sở thành tựu khoa học pháp lý, với trình độ lập pháp cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

+ Mục đích đề ra phải phù hợp với trình độ kinh tế - xã hội; + Ban hành đúng thẩm quyền và hình thức;

+ Vận dụng phù hợp, phản ánh đúng hướng chính trị, phù hợp pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

- Kết quả và trạng thái quan hệ xã hội sau có pháp luật điều chỉnh. - Mức độ chi phí vật chất, trạng thái đạt được kết quả các khoản chi phí. + Chi phí cho việc lập chương trình, thơng qua chương trình xây dựng pháp luật.

+ Chi phí hoạt động nghiên cứu các thơng tin,tổng kết đánh giá…

+ Chi phí cho việc soạn thảo dự án (xây dựng đề cương, xuất bản), thảo luận xin ý kiến…

+ Chi phí cho việc hoạt động thẩm tra đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra.

+ Đối với văn bản địi hỏi sự đóng góp tồn dân phải có chi phí lấy ý kiến nhân dân.

+ Cho hoạt động thảo luận, xem xét thơng qua và cơng bố văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các hoạt động khác nhau

+ Cho việc kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cho hoạt động điều tra, xem xét của các cơ quan như công an, Viện kiểm sát v.v..

+ Cho hoạt động xét xử của tòa án và các cơ quan chức năng khác có liên quan.

+ Chi phí cho hoạt động tổ chức thực hiện việc áp dụng pháp luật đã được ban hành và những hoạt động khác.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 37 - 40)