Hệ thống cấu trúc pháp luật

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 42 - 43)

Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng cao là yêu cầu khách quan của bất cứ nhà nước xã hội chủ nghĩa nào. Tuy mức độ phát triển của các ngành luật có khác nhau nhưng đến nay, các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có một q trình hình thành, phát triển và hồn thiện cùng với quá trình phát triển và lớn mạnh không ngừng của Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các ngành luật cơ bản sau: - Ngành luật Hiến pháp.

Ngành luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hố, giáo dục, khoa học cơng nghệ, địa vị pháp lý của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, ngành luật này thể chế hoá một cách tập trung nhất quan điểm đường lối của Đảng; thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước XHCN - nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Do đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất, nên phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hiến pháp là xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ví dụ: Điều 4, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", với quy định này một nguyên tắc quan trọng đã được xác lập - nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội. Theo đó, mọi chủ thể khi tham gia vào bất cứ quan hệ pháp luật nào cũng phải theo, phải phục vụ cho mục tiêu chính trị của Đảng… Cùng với phương pháp điều chỉnh đặc thù trên, Luật Hiến pháp còn sử dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác phù hợp với từng nhóm quan hệ xã hội nhất định như sử dụng phương pháp mệnh lệnh - phục tùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Ngành luật Hành chính.

Là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quan hệ pháp luật hành chính ln ln là quan hệ khơng bình đẳng giữa một bên là một cơ quan hành chính nhà nước, một đồn thể quần chúng hoặc một cán bộ, công chức nhà nước được giao quyền quản lý nhà nước, giữ quyền lực nhà nước và các bên hữu quan tương ứng có nghĩa vụ phục tùng. Do tính chất đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh.

Luật hành chính quy định những nguyên tắc, những hình thức và phương pháp quản lý nhà nước, xác định các quy định pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước, điều chỉnh hoạt động của công chức nhà nước, xác định thủ tục hành chính và trách nhiệm hành chính. Luật Hành chính cịn quy định các vấn đề cụ thể của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH lý LUẬN về PHÁP LUẬT và hệ THỐNG PHÁP LUẬT LỊCH sử và ĐƯƠNG đại (Trang 42 - 43)