2.2. Thu thập dữ liệu sóng chấn động nổ mìn
2.2.2. Xác định khu vực nghiên cứu và giải pháp đo, ghi dữ liệu
Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình thu thập dữ liệu gồm:
- Nổ mìn là một lĩnh vực rất nguy hiểm, do đó chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước cả về việc thực hiện lẫn giám sát.
- Các mỏ khai thác lộ thiên ở Việt Nam thông thường chỉ đo chấn động khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền chứ khơng thực hiện đo thường xuyên.
Đây là 2 trở ngại lớn khiến nghiên cứu không thể chủ động thực hiện các vụ nổ mìn tại các mỏ để tiến hành đo, khảo sát và thử nghiệm. Trong điều kiện đó, tác giả lựa chọn giải pháp sử dụng những bộ dữ liệu theo dõi mức chấn động tại các cơng trình lân cận khu vực nổ. Từ đó tiêu chí để lựa chọn khu vực, đối tượng là những mỏ nằm gần khu dân cư bắt buộc phải đo giám sát mức chấn động nổ thường xuyên; hoặc những mỏ đang phải thực hiện đo giám sát theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Cùng với các nguyên tắc ghi chép dữ liệu đã xác định, tác giả lựa chọn ghi chép dữ liệu tại hai mỏ lộ thiên có 2 dạng cấu trúc đất đá khác nhau để thực hiện giải pháp phân tích. Đó là khu vực khai thác lộ thiên thuộc mỏ than Núi Béo, và mỏ đá vôi Hồng Sơn thuộc công ty xi măng Bút Sơn (Bảng 2-1).
Bảng 2-1 Các thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
1 Nơi đo, ghi dữ liệu
Khu vực khai thác lộ thiên, Mỏ than Núi Béo.
Địa chỉ: thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Mỏ đá vôi Hồng Sơn, Công ty xi măng Bút Sơn.
Địa chỉ: Huyện Kim Bảng, Hà Nam
2 Kiểu vụ nổ Nổ vi sai toàn phần Nổ vi sai toàn phần 3 Thiết bị đo,
ghi dữ liệu
Máy đo chấn động Blastmate III
Máy đo chấn động Blastmate III 4 Đơn vị thực
hiện
Cơng ty hố chất mỏ Cẩm Phả Trung tâm nghiên cứu Cơ Điện Mỏ.