2.4. Phân tích dữ liệu
2.4.3. Nhận xét về kết quả phân tích dữ liệu
Các kết quả phân tích dữ liệu tại các Bảng 2-6, Bảng 2-7, Bảng 2-8 và Bảng 2-9 cho thấy khoảng dao động của giá trị tính được là khá lớn. Điều này chỉ ra rằng : dữ liệu hàm chứa lượng nhiễu lớn. Sóng chấn động thu được tại điểm đo là tổng hợp của sự tác động lẫn nhau một cách rất phức tạp từ bãi nổ, sau đó, chúng lan truyền đi trong môi trường đất đá khơng đồng nhất. Đó chính ngun nhân cơ bản tạo nên các dữ liệu nhiễu.
Xét trong từng vụ nổ riêng biệt với cả 4 trường hợp được phân tích, kết quả trung bình chung phân tích theo sóng dao động dọc trục L và sóng dao động tổng hợp PPV là tương đương.
Sóng dọc theo trục L có vận tốc lan truyền nhanh nhất. Việc phân tích chỉ thực hiện từ thời điểm bắt đầu thu được sóng cho đến thời điểm tương đương điểm nổ cuối cùng theo thời gian vi sai. Nên dạng sóng ở giai đoạn này theo dữ liệu trục L và dữ liệu tổng hợp PPV là tương đối giống nhau. Kết quả phân tích đã chứng minh điều đó. Vì vậy có thể lựa chọn dữ liệu theo trục L hay dữ liệu tổng hợp PPV để phân tích. Với các dữ liệu được phân tích, so sánh các kết quả cho thấy, ở mỏ đá vôi, vận tốc lan truyền sóng chấn động tìm được lớn hơn so với ở mỏ than. Thực tế tại khu vực nghiên cứu cho thấy mơi trường đất đá ở mỏ Hồng Sơn có độ đồng nhất cao hơn so với mỏ Núi Béo. Kết quả phân tích hồn tồn phù hợp với lý thuyết về sóng chấn động (mục 1.2).
Ở cả hai trường hợp môi trường đất đá, các vụ nổ phân tích sau (NB2 và HS2) có sơ đồ vi sai phức tạp hơn các vụ nổ phân tích trước (tương ứng là NB1 và HS1). Ở giai đoạn giữa quá trình nổ, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các sóng trong q trình lan truyền làm sóng chấn động thu được biến đổi nhiều hơn, độ lệch của đỉnh sóng với chu kỳ nổ lớn hơn.
Với các vụ nổ ở mỏ Hồng Sơn, việc lựa chọn thời gian vi sai hợp lý đã tận dụng tốt năng lượng nổ, giảm năng lượng sóng chấn động. Các đỉnh sóng chấn động tương
ứng thời điểm nổ khơng xuất hiện hoặc xuất hiện không rõ ràng. Đặc biệt, với vụ nổ HS2 ở mỏ Hồng Sơn, sơ đồ vi sai phức tạp hơn hẳn 3 trường hợp trước đó, đã làm cho kết quả phân tích theo nhóm 2 (nhóm có khởi đầu chậm sau so với nhóm 1) có một chút đột biến về kết quả tính tốn so với kết quả của nhóm một và các kết quả của vụ nổ trước.
Điều đó chỉ ra rằng, nên lựa chọn những thời điểm nổ đầu tiên ứng với q trình kích nổ để áp dụng phương pháp đã xây dựng (mục 2.3.2). Bởi khi đó, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các sóng là chưa lớn, nên ln có các đỉnh sóng tương ứng gần với chu kỳ kích nổ. Lượng nhiễu sẽ giảm đi đáng kể.