Theo ngun lý điều khiển và dự báo (Hình 3.3), cùng các điều kiện biên đã đặt ra (mục 3.1), mơ hình nhận dạng chính là cơng cụ để lựa chọn thời gian vi sai với tiêu chí giảm tối đa mức chấn động. Từ cơ sở mơ hình thu được (Hình 3.17), tác giả thực hiện việc thử nghiệm nhằm xác định thời gian dãn cách vi sai phù hợp cho vùng nghiên cứu. Trên cơ sở các thơng số đầu vào của mơ hình được huấn luyện, tác giả thử nghiệm một số trường hợp. Với mỗi trường hợp thử nghiệm, mục tiêu là tìm giá trị thời gian vi sai giữa các lượng nổ liên tiếp để đảm bảo mức rung động thu được là nhỏ nhất. Giá trị thời gian vi sai và mức rung động dự báo phải được xác định cụ thể. Các trường hợp thử nghiệm bao gồm:
- Trường hợp 1: Thay đổi đồng thời giá trị các giá trị thời gian dãn cách vi sai. Do khoảng thời gian vi sai quá ngắn và quá dài thường làm giảm khả năng đập vỡ, tăng kích thước hạt đồng thời tăng mức chấn động. Vì vậy tác giả thử nghiệm thay đổi giá trị thời gian vi sai trong khoảng 8-22ms. Do lượng thuốc một lần nổ là một trong các thông số đầu vào mơ hình, tác giả thử nghiệm trường hợp này với một số lượng thuốc khác nhau. Các thơng số cịn lại khơng đổi.
- Trường hợp 2: Cố định một giá trị thời gian vi sai, thay đổi giá trị thời gian vi sai còn lại xung quanh vùng giá trị thời gian cố định. Trong tình huống này, giá trị cố định nằm giữa khoảng biến thiên của giá trị thay đổi, và độ lệch giữa hai giá trị cũng không thể lớn hơn giá trị cố định để đảm bảo không làm biến
đổi sơ đồ vi sai. Theo đó, trong trường hợp này, tác giả thử nghiệm 2 tình huống giá trị cố định khác nhau: giá trị cố định bằng 15ms, giá trị thay đổi từ 8-23ms; và giá trị cố định bằng 25ms, giá trị thay đổi là 15-35ms. Tương tự trường hợp 1, tác giả cũng thử nghiệm trường hợp này với một số lượng thuốc khác nhau. Các thông số cịn lại khơng đổi.
Các hình ảnh mơ tả cấu trúc mơ phỏng thử nghiệm mơ hình trên phần mềm Matlab 2013 được thể hiện trên Hình 3.18. Hình (a) ứng với cấu trúc thử nghiệm cho trường hợp 1. Hình (b) ứng với cấu trúc thử nghiệm cho trường hợp 2. Với cấu trúc 1, các kết quả thử nghiệm được thể hiện trên Hình 3.19. Với cấu trúc 2, các kết quả thử nghiệm được thể hiện trên Hình 3.20.
(a)
(b)
Giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 15,8ms, mức chấn động dự báo là 1,439mm/s
Giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 11,9ms, mức chấn động dự báo là 1,418mm/s
Giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 12.2ms, mức chấn động dự báo là 1,423mm/s Hình 3.19. Các kết quả thử nghiệm với trường hợp thứ 1: Hai giá trị thời gian vi sai
Cặp giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 15ms và 9,65ms, mức chấn động dự báo là 1,6mm/s.
Cặp giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 15ms và 10,7ms, mức chấn động dự báo là 1,366mm/s .
Cặp giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 25ms và 18.4ms, mức chấn động dự báo là 0.482mm/s
Cặp giá trị thời gian vi sai tốt nhất là 25ms và 17,8ms, mức chấn động dự báo là 1,834mm/s
Hình 3.20. Các kết quả thử nghiệm với trường hợp thứ 2
Các kết quả trên hai Hình 3.19 và Hình 3.20 cho thấy, khi lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất thay đổi, giá trị thời gian vi sai cũng thay đổi do bộ dữ liệu huấn luyện không đồng nhất được như điều kiện đã đặt ra. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm trong từng trường hợp đều xác định được giá trị vi sai phù hợp và dự báo mức độ chấn động tương ứng. Kết quả thử nghiệm đã đáp ứng được mục tiêu xây dựng mơ hình.