CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
2.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hồn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua. Trong giao dịch bằng thư tín dụng (L/C), hóa đơn là loại chứng từ quan trọng bậc nhất.
Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn thương mại được sử dụng trong q trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại, trụ sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và còn được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
Chức năng
Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice thường được lập làm nhiều bản và được dùng với nhiều chức năng khác nhau:
Hóa đơn thương mại được xuất trình cho cơng ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua hàng bảo hiểm hàng hóa.
Hóa đơn thương mại cung cấp những chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
Khi thanh tốn, hóa đơn đóng vai trị trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thơng qua hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh địi tiền trong nội dung của hối phiếu. Nếu số tiền ghi trên hối phiếu khơng đúng với hóa đơn thì hóa đơn có tác dụng thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
Khi khai báo hải quan, hóa đơn thể hiện giá trị hàng hố và là bằng chứng cho sự mua bán, và là cơ sở tiến hành kiểm tra và tính tiền thuế.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, hố đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể làm vai trị của một chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định bản sao của hóa đơn được dùng như một thư thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng.
Đặc điểm
Được phát hành sau khi lơ hàng đã được gửi hoặc đã đóng xong vào container. Đầy đủ và chính xác về lượng hàng và số tiền thanh tốn, không thể sửa chữa. Xác nhận trị giá cuối cùng hai bên thống nhất trong giao dịch mua bán.
Sử dụng trong việc hạch tốn kế tốn của cơng ty của cả hai bên.
Nội dung
Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Mỗi một hóa đơn thương mại có các điều khoản khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu mà bên bán hàng đề ra. Tuy vậy, các bản hóa đơn thương mại đều có các nội dung chính sau:
- Ngày tháng lập hóa đơn thương mại.
- Thơng tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ,...
- Thơng tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký hiệu mã...
- Ngày gửi hàng.
- Tên tàu, thuyền, số chuyến.
- Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến.
- Địa chỉ cảng đi, cảng đến.
- Điều kiện giao hàng.
- Điều kiện và điều khoản thanh toán..
Nếu lơ hàng được thanh tốn qua phương thức tín dụng chứng từ, nội dung của hóa đơn thương mại cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Người lập hóa đơn phải là người bán (nếu sử dụng phương thức nhờ thu, chuyển tiền,...), thể hiện là người hưởng thụ ghi trên L/C nếu như sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
- Được lập cho người mua hoặc là người mở thư tín dụng.
- Hóa đơn ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng hoặc trong L/C.
- Hóa đơn thương mại khơng cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy định rõ trong L/C.
- Việc mơ tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với mơ tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.
- Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và những chú ý khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.