CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
2.2. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
2.2.2. Phân tích vận đơn đường biển trong bộ chứng từ
2.2.2.1. Nội dung vận đơn đường biển trong bộ chứng từ
Bên phát hành vận đơn: KOREA MARINE TRANSPORT CO.,LTD
Số vận đơn (B/L No.): KMTCXGG1889702
KMTC là tên viết tắt của công ty vận chuyển (KOREA MARINE TRANSPORT CO.,LTD)
Số booking (Booking No.): CN4198415
Người gửi hàng (Shipper): Công ty TNHH Thương mại Quốc tế
SHANDONG GANGDA
- Địa chỉ: Phía Đơng Nam cuối đường số 1 Huixian, Khu Phát triển Kinh tế và Kỹ Thuật Zouping, Tân Châu, Sơn Đông, Trung Quốc Trên vận đơn này thể hiện Công ty TNHH Thương mại quốc tế SHANDONG GANGDA là Shipper do công ty này là người trực tiếp ký Hợp đồng vận tải với Công ty Vận tải (Carrier).
Người nhận hàng (Consignee): Công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ
XNK Bảo Tùng
- Địa chỉ: Tổ 8, Phường Mỏ Chè, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
- Điện thoại: +84967166182
- Email: BAOTUNG.XNKHD@GMAIL.COM
Bên được thông báo (Notify Party): Người nhận hàng (Same as
Consignee)
- Địa chỉ: Tổ 8, Phường Mỏ Chè, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
- Điện thoại: +84967166182
- Email: BAOTUNG.XNKHD@GMAIL.COM
Notify Party là người nhận thông báo giao hàng khi tàu cập cảng đến. Notify Party có thể là consignee hoặc khơng phải consignee. Cơng ty vận tải sẽ liên hệ và gửi các thơng báo về lịch trình của lơ hàng, thông báo hàng về cho Notify Party thay vì cho người nhập khẩu. Ở trong trường hợp này thì Notify Party trùng với người nhập khẩu.
Tàu chuyên chở (Vessel/Voyage):
- Tên tàu: Easline Dalian - Mã hiệu: 2117E
Cảng bốc hàng ( Port of Loading): Cảng Xingang, Trung Quốc
Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam
Theo tờ khai hải quan thì địa điểm dỡ hàng là cảng Cát Lái - là một cảng trong hệ thống cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó tàu chở hàng sẽ bắt buộc phải vào thành phố Hồ Chí Minh nhưng có thể sẽ được phân vào các cảng khác mà không phải cảng Cát Lái. Trước khi tàu đến một (hoặc hai) ngày, chủ tàu sẽ gọi điện (đánh điện) thông báo yêu cầu được nhập cảng, Cảng vụ có trách nhiệm chỉ định vị trí neo đậu cho tàu trong vùng nước cảng, chậm nhất là 2 giờ, kể từ khi nhận được thông báo là tầu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu. Cảng vụ căn cứ vào loại tàu, cỡ tàu, loại hàng hoá và đề nghị của giám đốc Cảng biển để chỉ định cho tàu vị trí neo đậu, cập tàu, cập mạn, làm hàng... Chỉ có Giám đốc Cảng vụ mới có quyền thay đổi vị trí đã được chỉ định cho tàu. Nếu cảng khơng cịn chỗ neo đậu, Giám đốc Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh sẽ quy định nơi neo đậu khác cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng. Vì vậy trong vận đơn chỉ ghi cảng dỡ hàng (Port of Discharge) là thành phố Hồ Chí Minh chứ khơng phải cảng Cát Lái. Số Container/Số Seal (Container No./Seal No.):
SEGU2267103/CD163563 Ký mã hiệu:
- Carbon Raiser
- Khối lượng cả bì (Gross Weight): 1205 kg - Số lô: 2021.1.15
- Xuất xứ (Made in): Trung Quốc
Loại container hoặc kiện hàng (No. of Containers or P’kgs):
- Loại container: 20’ GP (General Purpose) – Container thường dài 20 feet (Chính xác là cịn thiếu 1.5 inch)
- Loại kiện hàng: P`KGS – packages Mơ tả hàng hố (Description of Goods):
- 1 P`KGS of Carbon Raiser(.....)
- Shipper’s load, count & seal: Người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng lên container và tự kiểm đếm, chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa theo kê khai. Người gửi hàng tự đóng hàng vào cont và bấm seal - Said to Contain: Hàng đã được đóng vào container, và container đã bị
khóa lại bằng chì (seal).
Hai thuật ngữ này được dùng nhằm để loại trừ trách nhiệm của Người vận tải đối với số lượng, chủng loại, tính chất của hàng hóa đóng trong cont (FCL) hoặc đóng trong kiện (LCL), có nghĩa là thuật ngữ được dùng trong vận đơn để chỉ thuyền trưởng/ người chun chở khơng biết tính chất, khối lượng hàng chứa trong bao bì, hịm, thùng, hộp, kiện... và chỉ ghi trong vận đơn theo khai báo của người gửi hàng và do đó khơng chịu trách nhiệm về xác của số liệu.
Trọng lượng cả bì (Gross Weight): 24,320.000 KGS (kilograms)
Thể tích (Measurement): 26.000 CBM (m3)
Cước phí trả trước (Freight Prepaid): cước mà shipper phải trả tại cảng
load hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước (hãng tàu không chấp nhận cơng nợ). Điều này có nghĩa là cước phí th tàu do người bán chịu và thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF.
Vận đơn có ghi “Freight prepaid as arranged” vì người chun chở khơng muốn tiết lộ mức cước của mình.
Tổng số lượng container (Total Number of Containers or Packages(in words)): Một
Số vận đơn gốc (No. of Original B/L): Ba (3)
Cước phí thanh tốn tại (Freight Payable at): Xingang, Trung Quốc
Phương thức giao hàng (Type of Movement): CY-CY (Container Yard-
Container Yard), chỉ dịch vụ giao nhận nguyên container, từ cảng người gửi đến cảng người nhận.
- Trong vận đơn này, với lô hàng CY/CY, người gửi hàng/chủ hàng (Consignor/Shipper) sẽ kéo Container hàng về hạ tại bãi được Hãng tàu chỉ định tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãng tàu chịu trách nhiệm với Container hàng này từ khi nó được hạ tại bãi thuộc cảng xếp hàng (Port of Loading), sẵn sàng để bốc lên tàu cho đến khi được dỡ xuống bãi Container chỉ định tại cảng dỡ hàng (Port of Discharge). Người nhận hàng/chủ hàng (Consignee) sẽ làm thủ tục nhập khẩu, lấy và kéo Container hàng khỏi bãi về kho hàng của họ. Liên quan đến ký hiệu CY/CY, chữ CY đầu tiên để chỉ bãi Container tại cảng xếp hàng (cảng Inchon), nơi Hãng tàu bắt đầu chịu trách nhiệm đối với Container hàng. Chữ CY thứ hai để chỉ bãi Container tại cảng dỡ hàng (Một cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh do cảng vụ phân phối) nơi Hãng tàu hết trách nhiệm khi hoàn thành việc chuyên chở và dỡ Container đến bãi đó. Địa điểm và ngày phát hành vận đơn (Place and Date of Issue):
- Địa điểm: Xingang, Trung Quốc - Ngày phát hành: 29/04/2021
Ngày xếp hàng lên tàu (Shipped on board Date): 29/04/2021
- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board): ký hiệu được thêm vào bởi người phát hành vận đơn, xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ký hiệu này được tạo bởi hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đi và ghi rõ hàng hóa được xếp lên tàu nào.
2.2.2.2. Nhận xét
Nội dung các khoản đề cập trong vận đơn khớp với các khoản trong hợp đồng và các chứng từ khác có liên quan được yêu cầu trong hợp đồng
Tên/thông tin của hãng tàu (KMTC) in trên góc trái của vận đơn cho thấy đây là Master Bill - Master bill of lading (MBL) là loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper).
Về việc sử dụng Master Bill có một số ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Master bill là bên gửi hàng đứng tên trực tiếp trên bill. Nếu
xảy ra rủi ro shipper có thể lên trực tiếp hãng tàu để kiện cáo.
- Nhược điểm:
Đối với master bill là vận đơn do chính hãng tàu phát hành. Các thơng tin trên đó phải đầy đủ theo đúng chuẩn các hệ thống quốc tế. Nên người gửi hàng sẽ gặp khó khăn trong việc sửa đổi thơng tin theo ý muốn của mình.
Master bill chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người chuyên chở trên đường biển.
Bắt buộc phải cơng khai tồn bộ thơng tin về hàng hóa theo quy định.
Cùng với việc người gửi hàng trực tiếp làm việc với hãng tàu, việc số container và số seal được ghi cụ thể cũng là một dấu hiệu để nhận biết đây là gửi hàng nguyên container (FCL). Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. Sau khi làm thủ tục hải quan, người xuất khẩu sẽ niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu, và giao container cho người chuyên chở và nhận vận đơn do người chuyên chở cấp
Nhận thấy dấu mộc đỏ “Original” được dập trên mặt trước của vận đơn, ta có thể thấy đây là vận đơn gốc (Original B/L). Vận đơn gốc là vận đơn được hãng tàu hoặc forwarder (trung gian) phát hành, trên đó ln ghi chữ original và ln có 3 bản (thường một bộ bill gồm 3 bản gốc, 3 bản copy). Gọi là vận đơn gốc vì các bản gốc này cần được dùng trong quá trình giao nhận.
Trong vận đơn của bộ chứng từ này là do hãng tàu KMTC phát hành, đầy đủ với số lượng vận đơn là 3 bản (No. of Original B/L: Three(3)).
- SHIPPER (Người gửi hàng) sẽ yêu cầu hãng tàu hoặc Forwarder phát hành vận đơn gốc (03 bản).
- Bộ vận đơn gốc này sau đó sẽ được chuyển cho Consignee (Người nhận hàng) (thường gửi qua đường hàng không).
- Khi hàng về đến cảng đến, Consignee buộc phải mang 03 bản gốc ấy đến hãng tàu và đóng các phí Local charge (phí địa phương được trả tại cảng dỡ hàng và cảng xếp hàng) thì hãng tàu mới chấp nhận giao D/O cho phép người nhận hàng được nhận lô hàng trên (Tương tự nếu là vận đơn gốc do Forwarder phát hành)
Mục đích sử dụng vận đơn gốc: được dùng như một công cụ để người gửi hàng khống chế việc thanh toán của người nhận hàng. Vì người gửi hàng có thể khơng chuyển BL gốc cho người nhận hàng nếu như họ chưa trả tiền hàng. Và nếu như khơng có bill gốc trong tay thì người nhận hàng sẽ không thể lấy được lô hàng. Việc lấy Original Bill thường được dùng trong phương thức thanh tốn Tín dụng chứng từ (L/C) hoặc khi hai bên mới làm ăn và chưa có sự tin tưởng lẫn nhau.
Mặc dù đảm bảo được sự chắc chắn trong nhận hàng và thanh tốn đặc biệt với các cơng ty mới thành lập, tuy nhiên việc sử dụng bill gốc cũng gây mất thời gian bởi hàng có thể đến trước bill và gây phát sinh thêm chi phí lưu bãi, cũng như chi phí gửi bill ( chuyển phát bill càng nhanh thì phí càng cao)
Nhận thấy có chữ “first original” nên đây là Vận đơn bản gốc thứ nhất . Đây là vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông. Phần “người
nhận hàng” trong vận đơn ghi: “Consignee (not negotiable unless consigned to order)" (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh) Trên vận đơn khơng có chú thích về khiếm khuyết hàng hóa, bao bì, chẳng hạn
như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm… nên đây là vận đơn sạch ( Clean Bill).
Trên vận đơn có ghi “Port to Port Shipment or Combined Transport Shipment” nên đây là vận đơn vừa dùng cho vận tải đa phương thức vừa dùng cho vận
tải đường biển. Đây là loại chứng từ do các hãng tàu phát hành để mở rộng
Cuối của vận đơn có chữ “ Shipped on Board” do đó đây là vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L) - được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên
tàu.
Kết luận:
Thơng tin trên vận đơn nhìn chung khá đầy đủ, minh bạch dễ dàng cho người nhận, người gửi xác định thơng tin hàng hóa, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, tuy nhiên phần thơng tin của người gửi cịn thiếu các thơng tin liên hệ như số fax, điện thoại, hay là Email. Vận đơn nên được bổ sung các thơng tin trên để trong q trình chuyển vận đơn đến người nhận nếu có phát sinh vấn đề gì, bên nhận gửi vận đơn sẽ dễ dàng liên lạc để giải quyết