CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
3.7. Kiểm tra, giám định chất lượng
Khái niệm
Theo Luật Thương mại (ban hành ngày 14/06/2005), Giám định Thương
mại được hiểu như sau: “Giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ban hành ngày 05/12/2007):
“Giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm”.
Theo ISO 17020 “Giám định là kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch vụ
hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp”.
Với sự tăng trưởng của thương mại thế giới và thuận lợi hóa thương mại – cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ sản xuất và phân phối mới - đã hình thành hàng trăm tổ chức giám định quốc gia và đa quốc gia của bên thứ ba. Các tổ chức giám định kiểm tra một phạm vi rộng lớn các sản phẩm, nguyên liệu, quá trình, quy trình làm việc, dịch vụ trong lĩnh vực tư cũng như công; mục đích chung là nhằm giảm rủi ro cho người mua, người sở hữu, người sử dụng hoặc người tiêu dùng của những đối tượng đã được giám định.
Các yêu cầu chung để vận hành các dạng tổ chức giám định khác nhau được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020 - Tiêu chí chung về hoạt động của các tổ chức tiến hành giám định.
Các bước để đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu như sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra
- Nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (gồm 2 bản) theo mẫu của cơ quan kiểm tra các chứng từ kèm theo.
- Đóng lệ phí kiểm tra theo mức độ quy định
- Nhận lại giấy “ thông báo lô hàng đủ thủ tục về quy định đối với hàng hóa nhập khẩu” và giấy đăng ký kiểm tra có tên của bộ phận ses thực hiện kiểm tra chất lượng.
- Liên hệ với cơ quan hải quan để làm các thủ tục thông quan theo quy định
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Thông báo cho bộ phận kiểm tra sau khi đã tập kết hàng về doanh nghiệp để thống nhất kế hoạch kiểm tra
- Tổ chức cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tại doanh nghiệp
Bước 3: Nhận biết kết quả kiểm tra
- Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận kiểm tra sẽ liên hệ với doanh nghiệp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu do cơ quan kiểm tra ban hành
Như vậy trước khi dỡ ra khỏi tàu phải kiểm tra niêm phong, kẹp chì của container. Nếu phát hiện có tổn thất hoặc xếp đặt khơng đúng thì cần mời cơ quan giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Cơng ty Bảo Tùng có trách nhiệm mời cơng ty giám định đến giám định tổn thất (nếu có) để xác định số lượng, chất lượng hàng hóa tổn thất và nguyên nhân gây tổn thất. Việc giám định cần phải có hợp đồng quy định, nộp các chứng từ phục vụ cho cơng tác giám định, xuất trình hàng hóa để cơng ty giám định lấy mẫu kiểm tra cũng như công ty Bảo Tùng phải trả phí dịch vụ.