Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN HOẠT TÍNH (CARBON RAISER) và bộ CHỨNG từ LIÊN QUAN GIỮA CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ XNK bảo TÙNG và SHANDONG GANDA (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

3.1. Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ nước đó. Luật pháp Việt Nam quy định: “Mọi việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa là Bộ Ngoại thương”. Bên cạnh đó, khi cá nhân/doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó cũng cần xin giấy phép của Bộ quản lý mặt hàng đó.

 Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương 2017, một số mặt hàng được quy định Phụ lục III của Nghị định cần phải xin giấy phép của cơ quan quản lý để tiến hành ký kết hợp đồng, nhập khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.  Mặt hàng Than hoạt tính(Carbon raiser) có mã HS là 38249999 thuộc nhóm 3824 “Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành cơng nghiệp hóa chất hoặc các ngành cơng nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”, phân nhóm "- Loại khác”, phân nhóm 3824.99 "-- Loại khác”, phân nhóm “--- Loại khác”, mã số 38249999 “---- Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam.

Căn cứ theo nghị định 113/2017/NĐ-CP để xác định hóa chất có phải khai báo khi nhập khẩu hay khơng thì cần thực hiện theo sau:

- Đầu tiên, phải kiểm tra thành phần hóa học của hóa chất đó xem gồm những chất gì.

- Tiếp theo tra mã CAS của thành phần đó, xem hóa chất đó có trong danh mục hóa chất cần khai báo không (Tra cứu theo phụ lục V. Danh mục Hóa chất phải khai báo của nghị định này). Để đỡ tốn thời gian thì cũng có thể

u cầu nhà xuất khẩu cung cấp mã CAS của hàng hóa nhập khẩu nằm trong MSDS của hàng hóa đó.

- Cuối cùng, nếu hóa chất đó khơng có trong danh sách thì nhập khẩu bình thường, nếu có trong danh mục hóa chất phải đăng ký thì phải tiến hành khai báo nhập khẩu hóa chất.

Quy trình thủ tục khai báo hóa chất khi nhập khẩu:

Khi khai báo hóa chất nhập khẩu, cần chú ý thực hiện đúng quy trình, thủ tục sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/

(nếu chưa có tài khoản thì phải đăng ký);

Bước 2: Sau khi đã đăng nhập, chọn “Khai báo hóa chất” của mục “BỘ CƠNG

THƯƠNG”;

Bước 3: Tiến hành cập nhật đầy đủ các thơng tin về doanh nghiệp muốn nhập

khẩu hóa chất, thơng tin về các loại hóa chất nhập khẩu, hợp đồng cung cấp, hóa đơn thương mại, phiếu xác nhận an tồn hóa chất Việt Nam;

Bước 4: Hồn thành việc khai báo hóa chất. Sau đó, hồ sơ sẽ được Cổng thơng

tin một cửa quốc gia cập nhật, và doanh nghiệp sẽ phải chờ phản hồi.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất được thành lập thành một (01) bộ, trong đó cần bao gồm:

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư), chứng minh nhân dân/hộ chiếu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao khơng có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu;

- Hóa đơn thương mại thể hiện tên, ký hiệu, số lượng hàng hóa nhập khẩu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao khơng có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu;

- Hợp đồng thương mại hoặc chứng từ, vận đơn trong đó phải thể hiện tên, ký hiệu, số lượng hàng hóa: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao khơng có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu. - Đơn khai báo hóa chất nguy hiểm nhập khẩu;

- Đơn đề nghị được cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất (theo mẫu 06 được ban hành kèm theo Thông tư số: 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương));

- Bản nguyên gốc và bản dịch ra tiếng Việt của Bản chỉ dẫn an tồn hóa chất (MSDS);

- Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp hóa chất;

- Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa là chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất thuộc Bộ Cơng Thương.

- Kết quả xử lý hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu được trả ở nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện.

Trình tự và thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu:

- Cục Hóa chất sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ được gửi đến. Nếu nhận thấy hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cục Hóa chất sẽ có thơng báo bằng văn bản đến cho tổ chức, doanh nghiệp xin giấy phép để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

- Khi nội dung hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất sẽ thực hiện thẩm tra nội dung của hồ sơ. Nếu hồ sơ được gửi đến đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về nhập khẩu hóa chất, trong thời hạn quy định là 15 ngày, Cục Hóa chất sẽ tiến hành cấp giấy phép nhập khẩu. Ngược lại, nếu hồ sơ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, Cục Hóa chất sẽ khơng cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất cho tổ chức, doanh nghiệp đó và có thơng báo nêu rõ lý do khơng cấp giấy phép;

Thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu:

- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Cục Hóa chất thơng báo cho tổ chức, cá nhân nội dung chưa đầy đủ, chưa hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ 01 lần duy nhất;

- Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Cơng Thương cấp giấy phép hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa cấp hoặc không cấp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN HOẠT TÍNH (CARBON RAISER) và bộ CHỨNG từ LIÊN QUAN GIỮA CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ XNK bảo TÙNG và SHANDONG GANDA (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)