PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Phat trien nang luc nhan thuc va tu duy cho HS THPT quabai tap hoa hocphan hidrocacbon lop 11 (Trang 124 - 128)

- Viết đầy đủ các phương trình phản ứng của bài tốn (nếu có thể) dựa trên

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS các nhóm thực nghiệm cao hơn HS các nhóm đối chứng, thể hiện:

- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các nhóm thực nghiệm ln thấp hơn các nhóm đối chứng [bảng 3.6].

- Tỉ lệ % HS khá giỏi của các nhóm thực nghiệm ln cao hơn các nhóm đối chứng [bảng 3.6].

- Đồ thị các đường lũy tích của nhóm TN ln nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích của nhóm nhóm ĐC.

- Hệ số biến thiên V của các nhóm TN bao giờ cũng nhỏ hơn các nhóm ĐC, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm TN cũng nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm TN đồng đều hơn so với các nhóm ĐC.

- Trong luận văn đã dùng phép thử (t) để kiểm nghiệm cho thấy tTN > tLT, chứng tỏ sự khác nhau giữa X và TN X do tác động của phương án thực nghiệm làDC

có ý nghĩa với mức độ ý nghĩa 0,05.

3.1. NHẬN XÉT

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý các số liệu, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

1. HS ở các nhóm TN nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức tốt hơn, biết cách giải quyết vấn đề và chủ động tìm ra cách tối ưu; kết quả điểm trung bình cao hơn ở các nhóm ĐC.

2. Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở các nhóm thực nghiệm cao hơn các nhóm ĐC, cịn tỉ lệ HS yếu kém và trung bình của các nhóm TN thì thấp hơn. Khơng khí học tập sơi nổi hơn và độ bền kiến thức cao hơn.

3. Đồ thị đường các lũy tích của nhóm TN ln nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích của nhóm ĐC, chứng tỏ kết quả học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm ĐC. Mặt khác, Hệ số biến thiên V của các nhóm TN bao giờ cũng nhỏ hơn các nhóm ĐC, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm TN cũng nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm TN đồng đều hơn, ổn định hơn so với các nhóm ĐC.

Như vậy có thể kết luận chắc chắn rằng: việc sử dụng hợp lý các bài tập hóa học trong q trình dạy học đã mang lại hiệu quả cao; HS thu nhận kiến thức chắc chắn, bền vững hơn; phát triển khả năng vận dụng sáng tạo, độc lập và phát triển được năng lực nhận thức và tư duy của HS.

Bên cạnh các kết quả nêu ở trên, các GV dạy TN đều có ý kiến thống nhất rằng: nội dung của đề tài đã giúp họ có một hệ thống bài tập tương đối phong phú, rõ ràng, đảm bảo chất lượng bước đầu đáp ứng một phần nhu cầu về việc sử dụng bài tập trong dạy học HH.

Tuy nhiên, do áp dụng chưa được liên tục và chỉ mới chỉ bó gọn trong phần bài tập về hiđrocacbon lớp 11 nâng cao cho nên kết quả còn hạn chế. Để việc sử dụng bài tập trong dạy học HH có kết quả tốt hơn nữa, cần phải xây dựng hoàn thiện tiếp hệ thống BTHH cho các phần còn lại.

Tiểu kết chương 3

Trong phần này tác giả trình bày mục đích, phương pháp và kết quả thực nghiệm sư phạm mà tác giả tiến hành.

Cụ thể tác giả đã tiến hành thực nghiệm ở 2 trường Trung học phổ thông, 6 lớp 11 là HS đại trà học chương trình và SGK đổi mới. Đã kiểm tra 2 bài kiểm tra (chia làm 2 lần) và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. Qua đó đã thấy rõ kết quả các lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Tuy nhiên, do việc thực hiện áp dụng chưa được liên tục và chưa có hệ thống vì vậy kết quả cịn hạn chế. Mặt khác để có thể đưa hệ thống BTHH chọn lọc này vào chương trình học của phổ thơng thì các biện pháp thực hiện cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực nhận thức

và tư duy cho học sinh trung học phổ thơng qua bài tập hóa học (phần hiđrocacbon lớp 11 – nâng cao”, tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề: Cơ sở lý luận về nhận thức và tư duy; sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy; những hình thức cơ ản của tư duy; rèn luyện cho HS các thao tác tư duy trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

2. Khái quát những vấn đề cơ bản về BTHH: khái niệm về BTHH; những u cầu lí luận dạy học cơ bản; vai trị và tác dụng của BTHH với việc phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS; vai trò và nhiệm vụ của GV trong việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS thông qua việc sử dụng BTHH và làm rõ mối quan hệ giữa BTHH với quá trình học tập sáng tạo của HS

2. Đã hệ thống hóa và nâng cao những kiến thức cơ bản về hiđrocacbon để giảng dạy ở trường Trung học phổ thông qua các dạng bài tập ở chương 2.

3. Sưu tầm có chỉnh lý và xây dựng một hệ thống bài tập hóa học nâng cao về hiđrocacbon gồm 115 bài trong đó có cả bài tập định tính và định lượng đảm bảo yêu cầu dạy học cơ bản.

4. Xây dựng quy trình và cách sử dụng bài tập để phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS trong dạy học và trên cơ sở đó đưa ra những ví dụ tiêu biểu để phân tích các thao tác khi giải bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tác dụng tốt của việc phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS thông qua BTHH phần hiđocacbon lớp 11 – nâng cao ở các trường Trung học phổ thông.

Đồng thời kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm đã phần nào khẳng định được tính đúng đắn và hiệu quả thiết thực của đề tài.

Chúng tôi hi vọng đề tài nghiên cứu đã đem lại những ý nghĩa thiết thực để vận dụng vào quá trình dạy học:

* Thứ nhất: Xây dựng được một hệ thống bài tập khá đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu lí luận dạy học cơ bản về hiđrocacbon.

*Thứ hai: Bước đầu nghiên cứu cách sử dụng BTHH phần hiđrocacbon lớp 11 – nâng cao trong q thình dạy học để phát huy tính tích cực, thúc đẩy hoạt động tìm tịi, sáng tạo và nâng cao nhận thức và tư duy cho HS

Trên cơ sơ những kiến thức và phương pháp nghiên cứu đã thu được trong thời gian qua, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm:

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống bài tập nâng cao về HH phần hiđrocacbon, đồng thời tiếp tục lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập cho các phần cịn lại để phục vụ cho q trình dạy học HH ở trường Trung học phổ thông.

- Sử dụng bài tập trong dạy học HH để phát huy hơn nữa năng lực nhận thức và tư duy của HS, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu, u cầu giáo dục trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Phat trien nang luc nhan thuc va tu duy cho HS THPT quabai tap hoa hocphan hidrocacbon lop 11 (Trang 124 - 128)