Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự với quyền với một số

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

4. Kết cấu của luận văn

1.3. Mối quan hệ giữa quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự vớ

1.3.3. Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự với quyền với một số

với một số quyền trong nhóm quy phạm về an ninh thân thể, danh dự, nhân phẩm

Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo bị buộc tội danh hình sự thì bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy nhà nước, mà ở đó nhân phẩm, thân thể, tính mạng của bị can, bị cáo…có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công lý trong khi thực thi pháp luật. Do đó, “xét xử cơng khai, minh bạch” có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về vũ khí (phương tiện) và cơ hội trong phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên toà, nghĩa là phải được thông tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn đảm bảo cho việc xét xử được cơng khai, minh bạch thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm).

Tự do là một khái niệm bao gồm nhiều khía cạnh như tự do về thân thể, tự do đi lại, tự do ngôn luận và biểu đạt, tự do hội họp… Quyền tự do đầu tiên được quy định tại Điều 3 UDHR “mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an tồn cá nhân”, quy định này sau đó được cụ thể hóa tại nhiều điều luật của ICCPR. Tại Điều 9 quy định “mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân”, Điều 12 “bất cứ ai cư trú

hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú”, Điều 19 “mọi người có quyền tự do ngơn luận” …

Theo các quy định nêu trên thì một người có đầy đủ các quyền tự do để làm những việc mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên khi họ bị tun phạt hình phạt tù, dù là tù có thời hạn hay khơng có thời hạn, họ sẽ bị hạn chế các quyền tự do nói trên.

Hình phạt tù là kết quả của một quá trình xét xử gắn liền với hành vi phạm tội đã được thực hiện. Q trình xét xử đó cũng bao gồm các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử được thực hiện bởi các cán bộ tư pháp. Trong quá trình xét xử đó, dù chỉ có một vi phạm đối với một trong các quyền được xét xử công khai, minh bạch như đã phân tích

trên, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của vụ án. Ví dụ một người bị tun phạt hình phạt tù có thời hạn, nhưng người đó khơng được có mặt tại phiên xét xử mà khơng có lý do chính đáng, và cũng khơng được giao bản án hay niêm yết bản án tại nơi họ cư trú , bở vậy họ đã không biết được kết quả của việc xét xử và đã khơng thực quyền kháng cáo. Thực tế thì người này khơng phạm tội như kết quả giải quyết của Tịa án và có chứng cứ chứng minh sự ngoại phạm của mình trong thời gian tội phạm xảy ra. Rõ ràng trường hợp này đã vi phạm quyền được xét xử công khai, minh bạch của người đó, và hậu quả là đã tước đoạt các quyền tự do của họ một cách trái pháp luật.

Do vậy có thể thấy rằng việc tố tụng các vụ án hình sự sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với các quyền của con người, trong đó có các quyền tự do. Q trình Tố tụng Hình sự đó có cơng khai, minh bạch, khách quan thì kết quả đó mới chính xác, ngược lại nếu q trình xét xử đó khơng cơng khai, minh bạch, khơng khách quan sẽ dẫn đến kết quả đó khơng đúng. Và như vậy, hình phạt được đưa ra là khơng thỏa đáng, khơng phù hợp và mặc nhiên đã trực tiếp tước bỏ quyền tự do của con người.

Ngoài việc để lại hậu quả đối với quyền sống và các quyền tự do như đã phân tích trên, việc vi phạm quyền được xét xử cơng khai, minh bạch cịn để lại hậu quả nghiêm trọng trong việc thụ hưởng một số quyền con người khác như: quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, quyền được bảo vệ không bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền được bảo vệ đời tư, quyền kết hơn lập gia đình, quyền tham gia vào đời sống chính trị.

Khi một người bị xét xử về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, sẽ gắn liền với trách nhiệm hình sự và hình phạt. Một người bị tun phạt hình phạt tù có thời hạn hoặc khơng có thời hạn, thậm chí là hình phạt tử hình thì ngồi việc bị tước bỏ hạn chế các quyền như đã phân tích ở trên, sẽ bị tước bỏ, hạn chế một số quyền công dân nhất định như: Quyền không bị bắt giam giữ, quyền được bảo vệ đời tư, quyền tham gia vào đời sống chính trị... Việc xét xử khơng đảm bảo các yếu tố về quyền được xét xử công khai, minh bạch (bao gồm một trong các nội dung như phân tích trên) sẽ dẫn đến việc đưa ra phán quyết về hình phạt khơng chính xác, thậm chí là oan sai. Do đó, hình phạt được đưa ra không tương xứng hoặc không đúng với hành vi của người bị xét xử. Và sẽ ảnh hưởng, hạn chế đến các quyền dân

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Từ những quy định về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong hệ thống pháp luật nhân quyền quốc tế, có thể thấy cơng khai, minh bạch là một trong những đòi hỏi thiết yếu, là cơ sở của quyền được xét xử công khai, minh bạch.

Quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong Tố tụng Hình sự là tổng thể những nhóm quyền cụ thể như (được bào đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, cơng khai bởi Tịa án độc lập khơng thiên vị …) được chủ yếu là luật Tố tụng Hình sự thừa nhận hay quy định cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Tố tụng Hình sự với những địa vị pháp lý khác nhau. Nó cũng mang những đặc điểm chung của quyền con người: tính phổ biến thể hiện khi một người nào đó bị khởi tố đều có quyền được xét xử cơng khai, minh bạch mà khơng có sự phân biệt đói xử vì bất kỳ lý do nào; tính khơng thể tước bỏ của nguyên tắc tranh tụng bằng miệng và cơng khai tại phiên tồ; tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền được xét xử công khai, minh bạch và các quyền cơ bản khác của con người .

Vì vậy, khi nghiên cứu quyền các vấn đề lý luận quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự, là tập trung phân tích: Đối tượng quyền được xét xử công khai, minh bạch; Các quan điểm và định nghĩa quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS; Quyền được xét xử công khai, minh bạch theo các tiêu chí Quốc tế về quyền con người từ đó đưa ra các nội dung căn bản của quyền được xét xử công khai, minh bạch; Các tiêu chí quyền pháp luật Quốc tế về quyền được xét xử cơng khai, minh bạch được nội luật hóa trong TTHS Việt Nam; Kiểm sốt việc thực thi quyền được xét xử công khai, minh bạch; Thực thi việc bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢM ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)