Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 74 - 78)

4. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự

Theo TS. Trịnh Tiến Việt Bộ luật TTHS năm 2015 vào một số vấn đề cần sửa đổi sau:

Ghi nhận cụ thể các trường hợp bị coi là oan sai và các quy định về minh oan trong TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng;

Khẳng định minh oan là một trong những nguyên tắc của Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003 với các nội dung:

“a) Đó là việc Nhà nước bồi thường hoàn toàn hoặc một phần thiệt hại về vật chất, khắc phục các hậu quả của thiệt hại về tinh thần và phục hồi lại các quyền bị tổn thất cho công dân đã bị oan do cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng tương ứng có thẩm quyền gây ra cho họ trong q trình truy cứu TNHS;

b) Cơng dân đã bị oan có quyền được minh oan và cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng tương ứng có thẩm quyền đã làm oan phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của pháp luật để kịp thời minh oan cho cơng dân đó;

c) Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại về vật chất, khắc phục các hậu quả của thiệt hại về tinh thần và phục hồi lại các quyền bị tổn thất cho công dân đã bị oan do cơ

quan hoặc người tiến hành tố tụng tương ứng có thẩm quyền gây ra, cũng như việc quyết định các diện công dân được minh oan và công nhận quyền được minh oan của từng người phải do Bộ luật TTHS quy định” [10, tr 103]. Ngoài ra, đồng thời xây dựng chi tiết về cơ chế minh oan trong TTHS.

Bộ luật TTHS năm 2015 chưa quy định nguyên tắc suy đốn vơ tội, nhưng nội dung của nguyên tắc này đã được ghi nhận gián tiếp qua hai nguyên tắc “Khơng ai bị

coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9)

và “Xác định sự thật vụ án” (Điều 10). Do đó, cần ghi nhận suy đốn vơ tội thành một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS năm 2015 và cụ thể hóa nội dung của các điều luật đã nêu vào trong nguyên tắc này để bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, qua đó tôn trọng quyền con người đã được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận. Về nguyên tắc này, GS. TSKH. Đào Trí Úc đã nhấn mạnh “hoàn thiện nguyên tắc suy đốn vơ tội chính là lá chắn quan trọng để khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS”. Nội dung nguyên tắc này bao gồm:

“a) Khơng ai có thể bị coi là có tội khi mà tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của Bộ luật này và chưa được xác định bằng bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Nghĩa vụ chứng minh tội là trách nhiệm của bên buộc tội, còn người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ phải chứng minh sự vơ tội của mình;

c) Bản cáo trạng của VKS và bản án kết tội của Tòa án cần phải dựa trên các chứng cứ khẳng định lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm;

d) Tất cả mọi sự nghi ngờ về lỗi của người bị buộc tội nếu như không thể loại trừ được theo trình tự do luật định, cũng như mọi sự nghi ngờ xuất hiện trong việc giải thích và áp dụng các quy phạm PLHS và pháp luật TTHS, đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ” [GS. TSKH. Lê Văn Cảm, 2006, tr 103].

Để tạo cho Tòa án xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật thì việc hồn thiện hệ thống pháp luật địi hỏi các chế tài được quy định cụ thể, chặt chẽ, thống nhất, phải xây dựng chế tài lựa chọn tương đối dứt khốt, khơng nên quy định trong một khung hình phạt lại có nhiều loại hình phạt khác nhau về tính chất, mức độ nghiêm khắc cũng như điều kiện áp dụng

Căn cứ vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 40, ngày 11/8/2015 dự thảo sửa đổi gồm 8 phần, 36 chương, 476 điều, trong đó có 286 điều sửa đổi, 142 điều bổ sung mới, giữ nguyên 48 điều và bỏ 12 điều. Việc xây dựng Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013 liên quan đến tố tụng hình sự, đảm bảo tính liên tục, hiệu lực, hiệu quả việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Dự thảo BLTTHS các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền xét xử công khai, minh bạch được rõ ràng và cụ thể hơn tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế. Luận văn xin nêu một số ý kiến sau đây để hoàn thiện dự thảo:

Điều 9: Suy đốn vơ tội

Khoản 1 quy định: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được

chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật".

Suy đốn vơ tội là một thuật ngữ pháp lý mà không phải ai cũng hiểu về nó. Nếu dùng thuật ngữ này thành một quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì khơng đảm bảo tính quần chúng. Điều 9 BLTTHS năm 2015 quy định rõ là: "Khơng ai bị coi là có

tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật". Quy định này rõ

ràng hơn, phổ thông hơn và dễ hiểu hơn thuật ngữ "Suy đốn vơ tội". Đương nhiên, bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải tn thủ trình tự, thủ tục của BLTTHS. Vì vậy, giữ nguyên quy định tại Điều 9 BLTTHS 2015 và đồng tình với việc bổ sung tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật này về trách nhiệm chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và việc xử lý có lợi cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu nghi ngờ về tội của họ chưa được làm sáng tỏ theo quy định của BLTTHS.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 9 quy định "Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có

quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh sự vơ tội của mình". Quy định này có nghĩa

báo; đây thực chất là "quyền im lặng". BLTTHS năm 2015 khơng có Điều nào quy định cụ thể về "quyền im lặng" nhưng "quyền im lặng" đã được thể hiện trong nhiều quy định của BLTTHS. Chẳng hạn quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; không lấy lời nhận tội của bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị cáo; bị cáo có quyền khơng trả lời câu hỏi của HĐXX; bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa từ khi khởi tố vụ án; người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của bị can, bị cáo… Như vậy, cần thiết quy định cụ thể "quyền im lặng" trong BLTTHS để rõ ràng, rành mạch hơn trong việc bảo vệ quyền con người mà Hiến pháp đã quy định. Do đó, nên tách quy định của khoản 2 Điều 9 nêu trên thành một điều luật riêng quy định về "Quyền im lặng" với nội dung cụ thể như sau:

"Điều 73. Quyền im lặng.

Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khơng khai báo; có quyền nhờ người bào chữa hỗ trợ khi CQĐT lấy lời khai, khi bị truy tố hoặc khi bị Tòa án xét xử. Các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra phải giải thích cho họ biết về quyền im lặng và đảm bảo để họ thực hiện quyền này."

Điều 19: Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục

Tại phiên tịa, Tịa án trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án thơng qua việc hỏi và nghe ý kiến của những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Tịa án cũng có thể hỏi những người khác mà Tòa án triệu tập đến phiên tòa hoặc phiên họp, chẳng hạn như Tòa án triệu tập ĐTV và hỏi ĐTV về những vấn đề liên quan đến việc điều tra.

Phiên tịa có thể diễn ra liên tục, nhưng cũng có thể phải tạm dừng lại để HĐXX thực hiện việc "xem xét tại chỗ" như quy định tại Điều 301 Bộ luật này. Mặt khác, trong thực tiễn cũng đã xảy ra một số trường hợp vì lý do sức khỏe của người tham gia tố tụng hoặc các trường hợp bất khả kháng khác mà phiên tịa phải tạm ngừng (khơng phải là hỗn phiên tịa). Do đó, nếu quy định việc xét xử phải tiến hành liên tục, chỉ trừ thời gian nghỉ là không phù hợp với quy định tại Điều 301 BLTTHS và không phù hợp thực tiễn. Vì vậy, điều luật này cần quy định rộng mở hơn những trường hợp

không thể xét xử liên tục, mặt khác cũng cần quy định rõ thời gian tạm ngưng phiên tòa (việc xét xử) là bao nhiêu ngày, nếu hết thời hạn đó, Tịa án phải tiếp tục xét xử. Trường hợp lý do tạm ngừng xét xử chưa được khắc phục (ốm đau chưa khỏi, việc xem xét tại chỗ, việc điều tra, xác minh của HĐXX chưa thực hiện được…) thì cũng cần có quy định phải hỗn phiên tịa hoặc có thể gia hạn tạm ngưng việc xét xử.

Điều 21: Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Có quan điểm cho rằng nên sửa điều này thành "Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm" để thể hiện rõ hai cấp Tòa án. Nếu sửa theo quan điểm này thì lại vướng ở khoản 2, khi quy định việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Do đó, chúng tơi đồng tình với quan điểm giữ nguyên quy định này tại Điều 21 BLTTHS năm 2015 và Điều 21 của Dự thảo BLTTHS.

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 74 - 78)