Quy định về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật Tố tụng Hình sự

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 35 - 45)

4. Kết cấu của luận văn

2.1. Pháp luật Việt Nam về bảm đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong Tố

2.1.3. Quy định về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật Tố tụng Hình sự

tụng Hình sự 2015

Kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp nước ta trước đây, đồng thời tiếp thu những tư tưởng mới về nhà nước pháp quyền, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khố XIII thơng qua ngày 28/11/2013 là cơ sở hiến định cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, đặc biệt đối với những đổi mới về quyền con người tại chương II, Hiến pháp 2013 đã tạo lập cơ sở cải cách tồn diện hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động Tố tụng Hình sự nói riêng ở nước ta. Tại Điều 31 quy định:

1. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo

trình tự luật định và có bản án kết tội có hiêu lực pháp luật

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công

khai, minh bạch, cơng khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tun án phải được công khai.

3. Khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thương thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Việc quy định Tồ án xét xử cơng khai, công khai, minh bạch là sự đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị buộc tội được xét xử như những người phạm tội khác và được hưởng sự cơng khai trong một phiên tồ có nhiều người tham dự; và đã trở thành một nguyên tắc hiến định, cho phép loại bỏ sự tuỳ tiện của Toà án và những người tiến hành tố tụng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ trong quá trình tiến hành xét xử vụ án hình sự.

Trong BLTTHS 2015, các nguyên tắc tố tụng liên quan đến quyền được xét xử cơng khai, minh bạch nhìn chung vẫn giữ ngun và có những sửa đổi bổ sung quan trọng đối với một số nguyên tắc:

luật trong TTHS

Nguyên tắc này quy định hai chức năng của VKS đó là chức năng thực hành quyền cơng tố và chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đảm bảo cho việc bất kỳ một tội phạm nào, trong đó có các tội xâm phạm quyền con người đều bị truy tố tuân theo pháp luật TTHS, đảm bảo cho yêu cầu tăng cường pháp chế. Trong các giai đoạn của TTHS, VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. VKS tuân theo pháp luật TTHS thực hiện từ khi có tin báo và tố giác về tội phạm đến giai đoạn thi hành án, bằng các biện pháp của Luật TTHS như: phê chuẩn các quyết định của CQĐT, huỷ bỏ các quyết định của các cơ quan THTT, tự mình tiến hành một số hoạt động hoặc ra các quyết định cần thiết trong việc giải quyết vụ án, kháng nghị các bản án và quyết định của Toà án, quyền hạn và trách nhiệm của VKS trong quá trình giải quyết vụ án đảm bảo cho các hoạt động tố tụng được tuân thủ đúng pháp luật, loại trừ các vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức góp phần vào việc bảo vệ quyền con người. Khoản 3 Điều 23 Bộ luật TTHS quy định: “VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội”.

Ngun tắc Tịa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án, trong hệ thống cơ quan Nhà nước thì chỉ có Tịa án có quyền xét xử về hình sự. Việc xét xử của Tòa án phải dựa trên cơ sở pháp luật mới đảm bảo tính khách quan, vơ tư khơng bị phụ thuộc bởi bất kỳ tác động khách quan hay chủ quan nào. Điều 16 Bộ luật TTHS quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán,

Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Để đảm bảo việc xét xử công khai, minh bạch thận trọng, khách quan đúng người, đúng tội, Luật TTHS quy định nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều18 Bộ luật TTHS). Theo nguyên tắc này thì việc xét xử các vụ án ở các cấp Tòa án đều thực hiện theo chế độ hội đồng. Khi quyết định các vấn đề của vụ án được thực hiện bằng cách biểu quyết và quyết định của HĐXX là ý kiến đa số.

Nguyên tắc xét xử công khai

Trong thiết chế dân chủ thì cơng khai là thuộc tính quan trọng, vì vậy xét xử cơng khai được quy định là nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS. Điều 18 Bộ luật TTHS quy định: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham

dự”. Nguyên tắc này tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra cơng việc xét xử của Tịa án

có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong việc xét xử của Tòa án, đồng thời thơng qua đó đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn trong việc đưa ra bản án kết tội.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật

Theo nguyên tắc này, mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nguyên tắc này có nghĩa rằng:

Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tin ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Việc khởi tố điều tra, truy tố xét xử, và thi hành án được tiến hành theo trình tự, thủ tục thống nhất được quy định trong BLTTH.

Công dân ở địa vị pháp lý như nhau thì có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau, và cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó để bảo đảm quyền và lợi ích của mình.

BLHS là văn bản pháp luật duy nhất quy định tội phạm và hình phạt được áp dụng thống nhất đối với người phạm tội; Các quy định của pháp luật được áp dụng như nhau tương ứng với từng người tham gia tố tụng với cùng tư cách tố tụng, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, thành phần ,địa vị xã hội.

Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật

Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định “không ai bị coi là có tội và phải chịu

hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là

nguyên tắc cơ bản quan trọng không chỉ trong TTHS nước ta mà cả ở trong Tố tụng Hình sự quốc tế. Một người chỉ bị coi là có tội khi đối với người đó đã có bản án kết tội của Tòa án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác chính xác hơn, khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án đối với một người thì người đó được coi là khơng có tội. Tịa án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền phán xử một người có tội bằng bản án kết tội theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định. Người phạm tội, chỉ phải chịu hình phạt, và các hậu quả pháp lý khác khi bản án đó có hiệu lực pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án

Nguyên tắc này quy định Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như người đại diện hợp pháp của họ có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Đây là bảo đảm pháp lý quan trọng để VKS bảo vệ lợi ích Nhà nước, bị cáo và người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đồng thời Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có bổ sung quan trọng vào nguyên tắc này, đó là, quy định trách nhiệm của Tịa án tạo điều kiện cho Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền đưa ra chứng cứ tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa, nhằm làm rõ sự thật khách quan của Tòa án. Nội dung bổ sung này, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt xuất phát từ chức năng tố tụng cơ bản trong Tố tụng Hình sự cho việc hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng, nhất là thủ tục phiên tòa.

Mặc dù BLTTHS chưa quy định nguyên tắc tranh tụng nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án đã thể hiện được một phần thiết yếu trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp đang được thực hiện ở nước ta hiện nay.

Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại, và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29); Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường

của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tố tụng hình sự gây ra ( Điều 30)

Đây là những nguyên tắc được bổ sung trong BLTTHS 2015 liên quan đến bảo đảm quyền con người trong Tố tụng Hình sự, là những nguyên tắc quan trọng thể hiện trách nhiệm của nhà nước (thông qua cơ quan tiến hành tố tụng) trước công chúng trong trường hợp cơ quan, người tiến hành tố tụng làm oan người khơng có tội hoặc gây thiệt hại cho công dân. Các nguyên tắc này không chỉ nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, mà cịn là biện pháp để hạn chế những sai phạm quyền công khai, minh bạch, vi phạm lợi ích hợp pháp của công dân trong Tố tụng Hình sự, lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm rất cao các nguyên tắc này, được cụ thể hóa trong luật Bồi thường của Nhà nước được Quốc hội khóa XII thơng qua tại kỳ họp thứ V, trong đó có các quy định tương đối cụ thể các trường hợp bồi thường trong hoạt động Tố tụng Hình sự.

Điều 29 BLTTHS quy định bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan. Điều luật khẳng định: Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động Tố tụng Hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi.

Đồng thời, điều luật cũng quy định, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động Tố tụng Hình sự đã làm oan có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi cho người bị oan; Người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho cơ quan đã thực hiện việc bồi thường.

Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong Tố tụng Hình sự

Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng để phát hiện, sửa chữa những thiếu sót sai lầm trong hoạt động của người cũng như cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là biện pháp hữu hiệu để công dân, cơ quan tổ chức sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong Tố tụng Hình sự. Vì vậy, BLTTHS quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong là nguyên tắc cơ bản của Tố tụng Hình sự. Nguyên tắc này quy định:

Cơng dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cơng dân có quyền tố cáo việc trái pháp luật trong Tố tụng Hình sự của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành Tố

tụng Hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó;

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền mà BLTTHS quy định; Thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.

Khác với nguyên tắc được quy định trong BLTTHS 1988, nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng Hình sự được quy định trong BLTTHS 2015 cụ thể hơn, chính xác hơn. BLTTHS 2015 đã giành một chương riêng để cụ thể hóa nguyên tắc này quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nai, tố cáo trong Tố tụng Hình sự. Điều này làm cho nguyên tắc có sức sống hơn, đảm bảo cho nó đi vào cuộc sống thực tế chứ khơng phải chỉ mang tính tun ngơn như Bộ luật TTHS 1988.

Điều 14(5) ICCPR quy định quyền kháng cáo, quyền được xét xử phúc thẩm. Người nào bị kết án đều có quyền u cầu Tồ án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với họ mà Tồ án cấp dưới đã đưa ra phán quyết. Quyền này nhằm hạn chế những sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới có thể gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Trong khoản 7 của Bình luận chung số 13 về quyền kháng cáo đã nhấn mạnh rằng, trong các vụ án hình sự, quyền này khơng chỉ áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng mà còn được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.

2.1.4. Quy định về vai trò của người tiến hành tố tụng

Khác với pháp luật Tố tụng Hình sự trước đây, Bộ luật TTHS 2015 quy định rất rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm vụ của những người tiến hành Tố tụng Hình sự như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, ĐTV, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án, đặc biệt đối với người có chức vụ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan tiến hành tố tụng, bước đầu Bộ luật TTHS đã có sự phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chung và nhiệm vụ, quyền hạn khi trực tiếp thực hiện hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án hình sự cụ thể. Phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn của những người này với ĐTV, kiểm sát viên, thẩm phán và Hội thẩm. Cụ thể là:

Khoản 1 Điều 34 BLTTHS quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT trong TTHS; Khoản 2 Điều 34 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự cụ thể.

Còn Điều 35 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ĐTV khi thực hiện điều tra vụ án hình sự: Khoản 1 Điều 36 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS trong TTHS; Khoản 2 Điều 36 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Tố tụng đối với vụ án hình sự cụ thể. Cịn Điều 37 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự cụ thể. Khoản 1 Điều 38 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 35 - 45)