Bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 78 - 87)

4. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố

3.2.4. Bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Về thẩm quyền xét xử của Tịa án: Hoạt động của Tịa án có liên quan trực tiếp đến quyền được xét xử công khai, minh bạch. Cho dù chất lượng của luật có tốt đến đâu nhưng hoạt động xét xử kém hiệu quả đều ảnh hưởng đến quyền được xét xử công khai, minh bạch. Do đó, cải cách hoạt đọng xét xử của Tịa án mộ cách khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi bảo đảm quyền con người khi tham gia tố tụng.

Ngồi các tịa hình sự, dân sự, kinh tế, hình chính, lao động cần thêm các tòa chun trách khác nhằm chun mơn hóa, nâng cao chất lượng xét xử, cũng là bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của bị cáo và các quyền đương sự

Về thẩm quyền của Tịa án, giới hạn việc xét xử: “Tồ án chỉ xét xử nhũng bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử” (GS.TSKH Lê Văn Cảm, 2009). Quy định như vậy, là không đảm bảo ngun tắc độc lập xét xử Tịa án. Vì rằng, Tịa án phải xét xử theo đúng tội danh đã nêu. Trên thực tế, trong quá trình xét xử HĐXX có quyền quyết định xử theo tội dah nhẹ hơn, tun bố bị cáo khơng phạm tội. Do đó, luật định như vậy là chưa chặt chẽ vì Tịa án vẫn có quyền làm khác quy định trên mà vẫn đúng pháp luật.

cảm về việc phải “ra hầu tòa” vẫn tồn tại trong nhân dân. Hơn nữa, tình chất phức tạp của các vụ án khơng giống nhau, có vụ đơn giản, rõ ràng nhưng theo quy định hiện hành thì cũng phải tiến hành, thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thủ tục chung kéo dài thời gian giải quyết vụ án, vừa hạn chế quyền tụ do, dân chủ của cơng dân. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng.

Việc giải quyết theo trình tự rút gọn có thể khơng cần triệu tập bị cáo và số đối tượng tham gia tố tụng đến phiên tòa, trừ trường hợp Tòa án thấy cần thiết. Để khắc phục những sai lầm có thể xảy ra, đảm bảo quyền, lợi ích của bị cáo, đối với các vụ án này vẫn áp dụng trình tụ phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và quyền được bào chữa của bị cáo.

Để đảm bảo quyền được xét xử cơng khai, minh bạch thì điều quan trọng là tạo môi trường, điều kiện thuận tiện, công khai, minh bạch cho các bên tham gia quá trình xét xử. “Nghiên cứu các chế định pháp luật về hoạt động truy tố và xét xử các vụ án hình sự trong các điều kiện của một xã hội dân chủ, ta thấy rằng bản chất dân chủ và nhân đạo của các chế định này không phải ở thủ tục, truy tố, buộc tội, tức là hướng tới việc buộc tội bị can, bị cáo vào một tội danh nào đó mà là ở chỗ tạo ra một thủ tục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vụ án để làm rõ tính chất của các hành vi, xác định phạm tội hya không phạm tội mức độ phạm tội” (GS.TSKH. Lê Văn Cảm, PGS.TS. GVC. Nguyễn Ngọc Chí, TS.GVC. Trịnh Quốc Toản, 2006).

Do đó, việc tổ chức xét xử phải được tiến hành như một diễn đàn tranh tụng công khai giữa một bên là người giữ quyền công tố và bên kia là bị cáo và người bào chữa hoặc đại diện của họ, và ở đó HĐXX là trung tâm, độc lập phán quyết. Muốn vậy, thì chế độ duyệt án hay quan niêm “ án tại hồ sơ” không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay mà thay vào đó là tất cả các tình tiết của vụ án chỉ được làm sáng tỏ tại phiên tòa. Phải khắc phục ngay được việc HĐXX nghiêng về phía người giữ quyền cơng tố buộc tội bị cáo. Tịa án có nghĩa vụ phải tọa ra và duy trì cho được quá trình tranh tụng cơng khai, bình đẳng, dân chủ tại phiên tịa để các bên có điều kiện thuận lợi đưa ra các chứng cứ, biện hộ cho quan điểm của mình.

Phải bỏ loại được tình trạng kết tội oan, kết tọi nhầm người vô tội. Để thực hiện được được điều đó, HĐXX phải ln ln thực sự là người “cầm cân nảy mực” phải

nêu cao ý thức trách nhiệm của mình. Có như vậy tính khách quan của phiên tịa cũng như quyền, lợi ích được xét xử công khai, minh bạch của công dân mới được đảm bảo.

Về quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng: Phải khẳng định rằng, một hệ thống pháp luật dân chủ tiến bộ phải là hệ thống pháp luật vì con người, bảo đảm an tồn cho cin người trong đó có cả những người có một thời lầm lỗi. Điều này cũng đúng với bản chất của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ngày nay, các quốc gia không ngừng phấn đấu trên mọi lĩnh vực mà quan trọng hơn cả là lập pháp, hành pháp và tư pháp để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người.

Ở Việt Nam, quyền được xét xử công khai, minh bạch đã được Hiến pháp khẳng định và cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật. Trong đó luật hình sự, tố tụng hình sự có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyề được xét xử công khai, minh bạch, quyền lợi ích của người phạm tội như dã phận tích, đánh giá qua phần trên. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật vẫn là thường xuyên nhằm mục đích bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người.

Một bảo đảm vô cùng quan trọng cần được khẳng định trong Hiến pháp là: mọi cơng dân có quyền được khởi kiện u cầu Tịaasn có thẩm quyền trong nước bảo vệ quyền cơ bản của mình khi bị xâm hại trái pháp luật. Xét xử là khâu tring tâm của quá trình tố tụng, ở đây mọi tình tiết của vuán phải được làm sáng tỏ và khẳng định. Để việc bào chữa cho bị cáo có hiệu quả thì rõ ràng rằng, khơng phải người bào chữa chỉ tham gia bào chữa tại phiên tòa là đủ mà họ cần được cho phép tham gia vào quá trình tố tụng bằng pháp luật từ khi khởi tố vụ án đối với các trường hợp người bị tình nghi bị bắt giữ, trừ trường hợp cần giữ bí mật đối với tội xâm hại an ninh quốc gia. Việc người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng sớm là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng.

Để đảm bảo quyền được xét xử công khai, minh bạch thông qua hoạt động người bào chữa thì cần có quy đinh để người bào chữa thực hiện việc kiến nghị của mình. Vì thực tế, có những trường hợp việc tham gia bào chữa của người bào chữa không được tạo điều kiện đúng mực, do đó việc tham gia tranh tụng của hị cịn có những hạn chế, khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Người bào chữa cần được tham gia vào quá trình tố tụng có tụng có tính bình đẳng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

cơng khai, minh bạch chỉ có thể được đảm bảo khi người tiến hành tố tụng thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của họ tức là không được lộng quyền, lạm quyền, khơng được thờ ơ bỏ qua trách nhiệm của mình. Quyền của người tiến hành tố tụng đã được cụ thể hóa trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, để đảm bảo cho họ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình cần có một số quy định chi tết hơn. Chẳng hạn như:

Để người bào chữa tham gia bình đẳng trong quá trình tố tụng cần những quy định tạo ra cơ chế để họ thực hiện việc kiến nghị của mình. Theo đó, nên quy định cụ thể nghĩa vụ của người tiến hành phải bảo đảm cho người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của họ. Một khi, người bào chữa không được tạo điều kiện thuận lơi từ nguyên nhân chủ quan của người tiến hành tố tụng thì người đó có quyền được kiến nghị giải quyết. Và coi đây là vi phạm luật hình thức bởi việc tiến hành thủ tục tố tụng khơng bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án. Tương tụ như vậy, việc mới cung, ép cung cũng là điều cấm của pháp luật. Song trong thực tế, điều đó vẫn diễn ra. Theo quy định thì, sau khi nghe bị cáo trình bày ý kiến của mình HĐXX chỉ “hỏi thêm những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”. Nhưng trong q trình xét xử, có luc, có nơi, các câu hỏi mạng tính buộc tội hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tội phạm vẫn được đặt ra từ phía HĐXX. Việc đưa ra các câu hỏi hướng về kết quả án đã duyệt hay án tại hồ sơ không loại trừ khả năng mớm cung, ép cung.

Để hạn chế và loại bỏ trường hợp mớm cung, ép cung, cần tăng cường cac biện pháp trách nhiệm khác, ngồi biện pháp nhiệm vụ hình sự vốn đã được áp dụng rất ít trong thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo cho Tòa án xét xử độc lập cần xây dựng cơ chế chống can thiệp từ bên ngồi, từ phía người khơng có trách nhiệm giải quyết vụ ám mà đặc biệt là nội bộ các cơ quan này. Ở đây hồn tồn khơng thể đồng nhất việc “can thiệp” với việc họp bàn giải quyết vụ án. Để thực hiện vấn đề này, cần bổ sung các tiêu chuẩn về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; tăng cường các biện pháp đãi ngộ đối với người tiến hành tố tụng. Đồng thời nên cải cách thủ tục bổ nhirjm thẩm phán theo hướng lâu dài thay vì năm năm một nhiệm kỳ như hiện nay để họ yên tâm công tác, phục vụ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Nâng cao hiêu quả bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, là những hoạt động cơ bản đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Vấn đề cơ bản là phải có được một hệ thống pháp luật TTHS hồn chình đồng bộ và phù hợp có chất lượng cả về nội dung và hình thức, để tạo tiền đề trực tiếp cơ sở pháp lý là giải pháp quan trọng trước tiên của việc bảo vệ các quyền con người, quyền con người trong TTHS. Điều này đã được ĐCSVN xác định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân chí trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân”. Tuy nhiên, cho tới nay điều đó vẫn chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ.

Quy luật xã hội luôn vận động, thay đổi và pháp luật phải phản ánh được những quy luật ấy. Do đó pháp luật khơng thể tránh khỏi lạc hậu so với sự vận động phát triển của xã hội, vì vậy Nhà nước địi hỏi sự hồn thiện hệ thống pháp luật để theo kịp, bám sát những vận động thay đổi trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó nhà nước cần bỏ qua những quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật đã lỗi thời, thay vào đó những văn bản phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS trong giai đoạn hiện nay vẫn cần đáp ứng các mặt sau: Thông qua các văn kiện, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thể chế hóa đúng đường lối lãnh đạo của Đảng thành pháp luật. Cải cách phương thức hoạt động của Nhà nước về lập pháp; Phát huy dân chủ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng trong lĩnh vực lập pháp, nhất là các Đại biểu quốc hội chuyên trách, huy động tối đa các chuyên gia các nhà khoa họctham gia vào lĩnh vực lập pháp. Thường xuyên rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật; loại bỏ văn bản khơng có hiệu lực pháp luật hoặc chồng chéo, trùng lặp; Đối với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội chứ Quốc hội không phải là cơ quan “thông qua luật”.

KẾT LUẬN

Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề rộng lớn và chưa được nhiều trong khoa học luật Tố tụng Hình sự. Đây là một vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Luận văn nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau đây: Luận án đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự; Phân tích các hệ thống các quy định của Bộ luật TTHS và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực tiến quyền được xét xử công khai, minh bạch, từ đó tìm ra được những hạn chế bất cập về bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch hiện nay và nguyên nhân những bất cập, hạn chế; Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và tăng cường bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch. Thể hiện qua một số điểm chính:

1. Quyền được xét xử cơng khai, minh bạch là quyền cơ bản của người bị buộc tội

trong vụ án hình sự và của các bên trong các vụ án phi hình sự trước cơ quan tư pháp ( công an, cơng tố và tịa án) được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền cụ thể như ( được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, cơng khai bởi tịa án độc lập khơng thiên vị …) nhằm bảo đảm việc xét xử được công khai, minh bạch cũng như các quyền và lợi ích của mọi cá nhân.

2. BLTTHS 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động tố tụng trong đấu

tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua hoạt động xét xử được thực hiện nhìn chung có hiệu quả; các quy định của BLTTHS được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất; Quyền được xét xử công khai, minh bạch cơ bản được thực hiện.

Tuy nhiên, từ góc độ bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự trong những năm qua còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do: ý thức trình độ của người tiến hành tố tụng; chế độ trách nhiệm đối với người tiến hành tố tụng chưa rõ ràng.

3. Từ những vấn đề lý luận, qua phân tích đánh giá thực trạng Luận văn xác định cơ sở và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong tố tụng hình sự.

Trong thực tế thì quyền được xét xử cơng khai vẫn diễn ra thường xuyên, ở nhiều nơi và để lại nhiều hậu quả cho con người. Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền được xét xử công khai là vấn đề cấp thiết, mang tính tồn cầu.

Ở Việt Nam, quy định về pháp luật về quyền được xét xử công khai đã tương đối tiến bộ, đầy đủ so với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, việc đảm bảo quyền được xét xử công khai ở nhiều trên cả nước vẫn cịn những sai sót. Tuy chưa có những số liệu đánh giá về số vụ án bị vi phạm cũng như số vụ án đảm bảo quyền được xét xử công khai, song qua những mặt hạn chế còn tồn tại cũng thấy được phần nào quyền được xét xử công khai, minh bạch vẫn bị vi phạm trên thực tế ở nước ta hiện nay.

Sau khi tìm hiểu, phân tích thực trạng vấn đề bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch ở Việt Nam cũng như thấy được nội dung của những vi phạm đó và nguyên nhân, tác giả kiến nghị một số giải pháp để nâng đẩy, nâng cao quyền được xét xử công khai, minh bạch để việc thực thi quyền đó được tốt hơn trên thực tế ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 78 - 87)