Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật Tố tụng Hình sự trước năm

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

4. Kết cấu của luận văn

2.1. Pháp luật Việt Nam về bảm đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong Tố

2.1.1. Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật Tố tụng Hình sự trước năm

trước năm 1988

Trong các triều đại phong kiến, luật Tố tụng Hình sự ra đời tương đối sớm, phản ảnh ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tiêu biểu là Quốc triều Hình luật được đánh giá là bộ luật có nhiều nét tiến bộ so với đương thời. Những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng thể hiện việc bảo đảm giải quyết vụ án một cách khách quan, những người thực hiện giải quyết vụ án cũng như những người liên quan đều phải vô tư, liêm khiết. Trách nhiệm của người tố cáo phải thành thật, không được dối trá và khơng được nói là việc đó khơng đáng tin. Khi thu thập chứng cứ phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định. Khi lấy khẩu cung người phạm tội phải xem xét kỹ, tìm ra chứng cứ để người phạm tội không thể chối tội. Chỉ khi xem xét kỹ lưỡng rồi mà vẫn chưa quyết định được tội danh, cần thêm thời gian tra hỏi thêm thì phải lập hội đồng các quan án rồi mới tiếp tục tra khảo. Điều 664 quy định rằng “Viên coi ngục nhận tài vật của tù nhân mà xui bảo thay đổi lời cung, hay ngầm ý thêm bớt tội thì bị khép vào tội làm trái pháp luật. Quan xử án phải có trách nhiệm vơ tư, khơng được thiên vị bao che cho người quyền quý phạm tội. Nếu làm trái luật thì sẽ bị xử phạt”. Điều 679 nghiêm cấm quan lại xử tội người phạm tội tùy tiện, trái luật. Quan xét xử nếu xử tội khơng đúng với quy định của luật thì bị xử tội xuy đánh 30 roi. Nếu quan lại có quan hệ thân thích với người đi kiện hay người bị kiến phải xin thay đổi ngục quan. Nếu vì tình ý riêng mà cố ý giữ việc xét xử lại thì bị phạt hoặc khơng được làm quan và do vậy khơng được tiến hành tố tụng trên q hương mình.

Trong q trình xét xử, nếu có điều chưa rõ thì phải xét hỏi lại, khơng được cố chấp theo ý kiến cá nhân, bắt mọi người phải tuân theo. Hình quan định tội danh, chiếu trong luật đã có lại tự ý thêm bớt để tùy xử nặng nhẹ thì bị xử tội nặng hơn tội thêm bớt tội môt bậc (Điều 65).

Giai đoạn từ 1945 đến 1988, pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của cơng dân nói chung và trong xét xử Tịa án nói riêng.

quan xét xử đầu tiên của nhà nước ta. Sắc lệnh quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử. Một trong các nguyên tắc cơ bản đó là xét xử cơng khai:

“Điều VI: Việc sẽ xử trước cơng chúng. Nếu có dun cớ đặc biệt, Tịa án có thể quyết định xử kín được.

Nhưng dù vào trường hợp nào, Tòa án cũng thẩm nghị trong phịng kín và tun bố bản án trước công chúng”

Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cơng hịa được Quốc hội thông qua. Những tư tưởng cơ bản về quyền tự do dân chủ cơng dân trong xét xử vụ án hình sự đã được quy định Hiến pháp khẳng định tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 7), và đặc biệt nguyên tắc xét xử công khai, minh bạch cũng được khẳng định tại điều thứ 67 của Hiến pháp:

“Các phiên tịa án đều phải cơng khai, trừ những trường hợp đặc biệt Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.”

Như vậy, ngay từ thời kỳ phong kiến cho đến từ sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng và đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 được ban hành, dù trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội nào thì việc đảm bảo quyền được xét xử công khai trong tố tụng hình sự cũng được nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các bản HIến pháp và các văn bản pháp luật khác. Điều này chính là cơ sở quan trọng để tiếp tục hồn thiện pháp luật của nhà nước về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động Tố tụng hình sự trong bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và các văn bản pháp luật sau này.

2.1.2. Quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong pháp luật Tố tụng Hình sự

từ sau năm 1988 đến trước năm 2015

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988, xét xử cơng khai đã trở thành một nguyên tắc riêng biệt, theo Điều 19 quy định:

“Việc xét xử của Tòa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham

dự.

Trong trường hợp đặc biệt, cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì Tịa án xét xử kín, nhưng phải tun án cơng khai”.

Bên cạnh đó, một phần giới hạn đối với quyền được xét xử công khai đã được đề cập đến trong Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 – Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tịa (đó là hịa bình và trật tự trong phịng xử án, bình đẳng, xét xử cơng khai, minh bạch mà không chịu ảnh hưởng từ phía cơng chúng).

tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rồi trật tự tại phiên tịa”

Trong q trình áp dụng , Bộ luật TTHS 1988 đã bộc lộ một vài điểm yếu, do đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 ra đời thay thế cho bộ luật cũ. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 được ban hành trên cơ sở kế thừa các trình tự lập pháp tố tụng hình sự của nhà nước ta và yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh kinh tế xã hội mới cũng như địi hỏi của việc tơn trọng và bảo đảm quyền con người trong xã hội và trong hoạt động TTHS.

Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong Bộ luật TTHS 2003 có một vài thay đổi so với Bộ luật TTHS 1988, cụ thể:

“Việc xét xử của Tịa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tịa án xét xử kín, nhưng phải tun án công khai.”

Những vụ án liên quan đến thuần phong mĩ tục của dân tộc, đạo đức xã hội thường là những vụ án liên quan đến tội phạm về tình dục. Ví dụ trường hợp đối với các vụ án hiếp dâm, người bị hại phải kể tỉ mỉ các tình tiết của vụ án, người giám định cũng cần phải đưa ra kết luận về người bị hại, người làm chứng cũng phải trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án. Nếu vụ án được xét xử công khai, với sự tham dự của nhiều người sẽ làm cho người bị hại không dám kể chi tiết về những tình tiết của vụ án xảy ra. Tâm trạng đó có thể xảy ra đối với bị cáo, người làm chứng… và như vậy việc xác định sự thật của vụ án sẽ gặp khó khăn. Do đó, tịa có thể quyết định xử kín.

Hay trong một số trường hợp việc xét xử công khai sẽ xâm phạm đến quyền riêng tư của đương sự, hay để giữ bí mật nghề nghiệp, bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật đời tư cá nhân, đương sự có quyền đưa ra đề nghị việc xét xử kín. Thẩm phán xét thấy u cầu đó là chính đáng và việc xét xử cơng khai là khơng có lợi cho họ có thể đưa ra quyết định xét xử kín.

Như vậy, có thể thấy điều luật đã có những sửa đổi, bổ sung so với điều luật tương ứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Thứ nhất, Bộ luật sửa đổi cụm từ “trừ trường hợp do Bộ luật này quy định” ở đoạn 1 là để làm chính xác hơn nội dung của điều luật. Thứ hai, Bộ luật bổ sung một loại trường hợp được tiến hành xét xử kín là “để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng. Thứ ba, Bộ luật sửa đổi cụm từ “giữ gìn đạo đức xã hội” được dùng trước đây thành cụm từ “giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc” để chính xác hơn.

Một phần của tài liệu BẢO đảm QUYỀN được xét xử CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)