Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận khơng? Vì sao?

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 27)

được chấp nhận khơng? Vì sao?

Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm khơng được chấp nhận. Giải thích:

- Bà Thẩm thuộc diện người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu và chỉ được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật như theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005). Mà di sản bằng hiện vật của ông Hưu không thể chia theo tỷ lệ hai phần ba .

- Thay vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 685 Bộ luật Dân sự năm 2005) về phân chia di sản theo pháp luật:

“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu khơng thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu khơng thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

→ Như vậy:

- Về việc phân chia di sản bằng hiện vật thì những người thừa kế có quyền u cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.

- Để được pháp luật công nhận sự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế phải cùng nhau ký vào văn bản và phải công chức, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó. Sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản, cần tiến hành mở thừa kế để chia cho các bên.

- Theo quy định tại Điều 57 Luật cơng chứng năm 2014 cũng có quy định cụ thể về Công

chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Việc công chứng bản thỏa thuận này là cần thiết để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra sau này về vấn đề phân chia di sản thừa kế. Do đó tại thời điểm hiện tại gia đình bạn bao gồm những người thuộc hàng thừa kế có thể lập văn bản phân chia di sản thừa kế trong đó thể hiện ý chí của các bên. Đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao nhất văn bản này nên được thực hiện công chứng tại văn phịng cơng chứng.

26

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)