Vì sao Tịa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn cịn mặc dù ơng Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 36 - 38)

cố vẫn cịn mặc dù ơng Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tịa án như vậy có thuyết phục khơng, vì sao?

Hướng giải quyết của Tịa án như vậy là thuyết phục vì nó bảo đảm được quyền và lợi ích của bên phía nguyên đơn cũng như phù hợp với quy định của pháp luật.

Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người q cố vẫn cịn mặc dù ơng Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019 vì giữa nguyên đơn với bà Soan và công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh tốn sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần là ngày 1/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn) theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan khơng tính vào thời hiệu khởi kiện. nếu trừ khoảng thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 3 năm nên chưa hết thời hiệu khởi kiện. mặt khác, theo quy định tại điều 33 Luật Trọng tài thương mại thì nguyên đơn cũng đã nộp đơn khởi kiện trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay khơng?).

Theo tôi, quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản chưa thật sự thuyết phục. Giải thích:

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Việc quy định 3 năm để người thừa kế thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản này sẽ gây khó khăn cũng như sẽ có những hạn chế đối với người được hưởng quyền. Cụ thể như người có quyền khởi kiện người thực hiện nghĩa vụ không rõ cũng như khơng biết đến được quyền khởi kiện của mình bị hạn chế thời gian. Do vậy khi nộp đơn khởi kiện thường bị vô hiệu lực do thời hiệu khởi kiện đã hết. Vì vậy quy định 3 năm về thời hiệu yêu cầu người thừa kế là không phù hợp, không nên giữ lại quy định 3 năm về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ.

Tóm tắt Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011

Vụ án chia thừa kế theo di chúc.

Ông Lê Gia Minh (chết năm 1997) có 2 người vợ: (1) là bà Lê Thị Hằng (chết năm 1956), (2) bà Nguyễn Thị Lan (vợ sau, chết năm 2005). Ơng Minh và bà Bằng có hai người con chung là anh Lê Văn Vinh và chị Lê Thị Xuyên; Ông Minh và bà Lan có 5 người con chung là các anh, chị Lê Thị Thu, Lê Quốc Toản, Lê Quốc Tuấn, Lê Hồng Thúy và chị Lê Thiên Hương. Ngoài ra bà Lan cịn có một người con riêng là chị Hồng Thị Sâm. Vợ chồng ơng Minh, bà Lan và tất cả các con cùng chung sống tại nhà đất nêu trên.

Ngày 23/8/1997, trước khi chết ông Minh có để lại Giấy di chúc chia tài sản. Sau khi ông Minh chết, bà Lam chia tài sản cho các con và lập di chúc thừa kế nhà ở ngày 08/10/1998. Sau

36

đó, ngày 18/4/2005 bà Lan (trên thực tế là do cháu Nguyệt Anh con chị Thu viết thay) làm đơn xin hủy di chúc có nội dung: “... Tơi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ đi chúc mà trước kia tôi đã viết cho con trai tôi là Lê Quốc Toản...". Nay anh Toản đề đơn kiện yêu cầu phân chia lại tài sản và tiền thuê nhà tại số 120 đường Cầu Giấy từ khi bà Lan chết đến nay.

Quyết định: Tòa án hủy bản án dân sự phúc thẩm số 52/2008/DSPT ngày 31/3/2008 của

Tòa án nhâm dân thành phố Hà Nội và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 02/2008/DSST ngày 29/01/2008 của Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp “Chia thừa kế theo di chúc". Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội xét xử sở thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 767/2011/DS-GĐT ngày 17-10-2011

Vụ án tranh chấp thừa kế sử dụng đất.

Ngày 01/3/1997 (thực tế là năm 1997), cụ Trượng lập di chúc cho anh Đang 3000m2 đất. Ngày 07/02/1999, cụ Trượng lại lập di chúc chia lại tài sản cho các con bao gồm anh Đang (2000m2 đất), anh Thanh (2600m2 đất), ông Sáu (2542m2 đất ruộng và 4310m2 đất vườn). Các con của cụ Trượng, cụ Tảo là các ông, bà Dương Thị Tám, Dương Văn Sáu, Dương Thị Cẩm, Dương Văn Đường đều thừa nhận cụ Trượng, cụ Tảo có lập di chúc vào ngày 07/02/1999 nhưng anh Đang không thừa nhận và đề đơn kiện địi quyền sử dụng đất đối với ơng Dương Văn Sáu.

Quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 88/2010/DSPT ngày 21–7-2010 của Tòa án

nhân dân tỉnh Hậu Giang và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2010/DSST ngày 18-01-2010 của Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Cung về vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng để giữa nguyên đơn là anh Dương Văn Đang với bị đơn là ông Dương Văn Sáu. Giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:

Vụ án tranh chấp thừa kế tài sản.

Vợ chồng cụ Mơn và cụ Giảng có 5 người con là Ly, Đức, Nhiên, Lương và Mạnh. 2 vợ chồng cụ Mơn có tạo dựng 1 nhà ngói 5 gian trên 169,3 m² đất ở thuộc thửa 270. ngày 15/5/1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04 m đất theo hướng từ Tây sang Đông kéo dọc hết chiều dài thửa đất, diện tích đất cịn lại dùng để làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh Trông nom. bản di chúc này khơng có chữ ký của cụ Giảng. Ngày 08/05/1999 cụ Giảng chết không để lại di chúc. Ngày 11/4/2000, cụ Môn họp gia đình để thống nhất lại nội dung di chúc. biên bản cuộc họp được cụ Môn cùng các con ký tên và trưởng thôn xác nhận. Ngày 1/11/2003 ông Đức chết sau đó cụ Mơn vì sốc nên cũng chết cùng ngày. Ơng Nhiên trình bày do di chúc cụ Môn để lại không rõ ràng, không hợp pháp; ông Mạnh lợi dụng ở cạnh đất của cụ Môn nên đã lấn chiếm để gạch, đống rơm nên giữa ông Mạnh và ơng có mâu thuẫn, khơng thống nhất được xây nhà thờ. nay ông Nhiên yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật cho 5 anh chị em.

Quyết định: Hủy bán án dân sự phúc thẩm số 64/2008/DSPT ngày 07/11/2008 của Tòa án

nhân dân tỉnh Hưng Yên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 06/2008/DSST ngày 06/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Bùi Văn Nhiên với bị đơn là ông Bùi Văn Mạnh. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân

37

dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:

Vụ án tranh chấp thừa kế.

Cụ Nguyễn Văn Nhà (chết 2006) và cụ Phạm Thị Việt (chết 1958) có 05 người con gồm: bà Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Lên, bà Nguyễn Thị Chim, bà Nguyễn Thị Sáu, ông Nguyễn Văn Cu. Cụ Nhà có mảnh đất đã khai hoang nhưng khơng sử dụng, năm 1975, cụ Nhà đã để lại đất cho bà Nguyễn Thị Sáu canh tác (sau chiến tranh thì bà Nguyễn Thị Sáu cùng bà Nguyễn Thị Lên và chồng bà Nguyễn Thị Bay tiếp tục khai hoang). Bà Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu có tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của cụ Nguyễn Văn Nhà. Theo viên bản này, cụ Nguyễn Văn Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng phần đất đồng thời có trách nhiệm thờ cúng ơng bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Viên Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già. Về sau bà giao đất lại cho con trai là anh Nguyễn Văn Tuấn và anh Tuấn đã chuyển nhượng một phần đất cho anh Nguyễn Thế Đệ và bà Nguyễn Thị Chim, bà Nguyễn Thị Bay khơng có tranh chấp gì. Ngày 16/03/2009, Bà Nguyễn Thị Chim và bà Nguyễn Thị Bay có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn Văn Nhà.

Quyết định: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 176/2010/DSPT ngày 13/07/2010 của Tòa

án nhân dân tỉnh Long An và Bản án dân sự sơ thẩm số 105/2009/DSST ngày 15/12/2009 của Tòa án nhân dện huyện Cần Giuộc, về vụ án “Tranh chấp thừa kế”. Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật,

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)