Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 29 - 30)

Điểm giống: Đều là sự chuyển giao tài sản hoặc quyền tài sản trên tinh thần tự nguyện giữa

các bên.

Điểm khác:

Nội dung Di chúc Tặng cho

Khái niệm

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Phương thức

thể hiện Được ghi nhận bằng di chúc hợp pháp.

Thể hiện qua hợp đồng tặng cho tài sản

Ý chí của chủ sở hữu tài sản

Phát sinh trên cơ sở ý chí định đoạt đơn phương của người lập di chúc

Là sự thỏa thuận, thể hiện ý chí giữa người cho và người được tặng nói chung là ý chí của song phương

Người thừa

kế/nhận tặng Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn

Bên nhận tặng cho tài sản nếu là cá nhân thì phải cịn sống; nếu là tổ chức

29

cho tại vào thời điểm mở thừa kế. thì phải tồn tại vào thời điểm tặng cho tài sản.

Thời điểm có hiệu lực

Di tặng chỉ được nhận tài sản khi người lập di chúc, di tặng chết, nếu cịn sống thì vẫn chưa được nhận. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Tặng cho động sản - Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tặng cho bất động sản - Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. - Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Nghĩa vụ của người nhận

di sản/tặng cho tài sản

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi không vượt quá phần tài sản mà mình nhận được.

Người được tặng cho có thể hoặc khơng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần tài sản tặng cho (quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho”.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)