đồng tặng cho.
Việc một người thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản trước khi chết là theo sự thỏa thuận giữa bên cho và bên được tặng, hay nói người đó đã thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản cho người khác. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể như trong vụ việc trên, bà Thẩm là vợ hợp pháp và chị Hương là con đẻ của ông Lưu, căn cứ theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”
Nhận thấy, bà Thẩm và chị Hương có quyền được hưởng di sản của ơng Lưu. Đồng thời, xét trên phương diện về mặt đạo đức, bà Thẩm đã một mình ni con suốt nhiều năm nên việc ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê tồn bộ tài sản là khó chấp nhận được.
Thực tế hiện nay cho thấy, pháp luật nước ta quy định chưa thực sự chặt chẽ về vấn đề tặng cho tài sản. Vì vậy, việc mở rộng chế định thừa kế cho cả hợp đồng tặng cho là thật sự cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thân của người để lại di sản.
31