CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1. Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng tổn thương vqcrmt
4.1.1. Nguyên nhân VQCRMT.
Trong số các ngun nhân gây VQCRMT thì chúng tơi gặp ngun nhân do yếu tố viêm nhiễm tại chỗ là chủ yếu mà cụ thể là do tủy hoại tử ở chính răng đó hoặc là tủy hoại tử ở răng lân cận lan tới. Nguyên nhân do tủy hoại tử chiếm tới 77,01%. Điều này có thể được giải thích là do tỷ lệ người bị sâu răng ở nước ta ở mức cao mà đa phần là sâu răng không được điều trị, tiến triển dẫn tới viêm tủy, tủy hoại tử và tổn thương quanh cuống răng. Theo thông báo của Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải [9] thì tỷ lệ sâu răng ở Việt Nam ở mức từ 75,2% - 88,9% trong đó hầu hết là sâu răng khơng được điều trị.
Đứng sau nhóm nguyên nhân sâu răng, viêm tủy thì chấn thương, sang chấn khớp cắn dẫn đến VQCRMT chiếm 16,09% trong đó chấn thương 10,34% của khớp cắn 5,75% và tai biến trong quá trình điều trị tủy là 6,9%.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng.
♣ Về giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy VQCRMT gặp ở cả nam và nữ. Tuy vậy, tỷ lệ ở nam (38,33%) thấp hơn so với ở nữ (61,67%).
♣ Về tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 14 và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 62, trung bình là 38.
Nhóm tuổi có số bệnh nhân đến điều trị nhiều nhất là từ 16-30 tuổi chiếm 43,33%. Nhóm dưới 16 tuổi có ít nhất chiếm 1,67%. Một trong những nguyên nhân làm cho nhóm tuổi dưới 16 đến điều trị ít là do chống chỉ định điều trị đối với các răng chưa đóng kín cuống. Nhóm bệnh nhân trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 28,33%.
♣ Về vị trí các răng được điều trị.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy VQCRMT ở răng cửa giữa hàm trên là nhiều nhất và chiếm 27,59%, răng cửa bên hàm trên là 16,09%, cao hơn so với hàm dưới (17,24% và 6,9%). Thấp nhất là răng nanh, răng nanh hàm dưới 2,3%, có thể do răng nanh có tỷ lệ sâu răng thấp hơn các răng cửa. Tỷ lệ các răng trước (răng cửa và răng nanh) có VQCRMT nhiều hơn các răng hàm nhỏ có thể do các răng trước liên quan đến thẩm mỹ nhiều hơn khiến bệnh nhân quan tâm và đến điều trị sớm.
♣ Lý do đến khám.
Đa số bệnh nhân đến khám do có răng rị mủ ra ngách lợi tương ứng cuống răng (33 trường hợp chiếm 37,93%), số còn lại do sang chấn khớp cắn, chấn thương (14 trường hợp chiếm 16,07%), răng đổi màu (20 trường hợp chiếm 23,00%) hoặc phát hiện ngẫu nhiên khi đến thăm khám hoặc chụp phim (20 trường hợp chiếm 23,00%). Điều này cũng nói lên tình hình chung của bệnh nhân là chỉ khi nào đau hoặc có khó chịu như chảy mủ mới đi khám răng miệng. Mặc dù có răng bị sâu, mẻ hoặc gãy răng sau sang chấn nhưng nếu không đau thường bệnh nhân khơng đi khám để được xử lý sớm. Vì vậy, khi có biến chứng tuy chết và có đau hoặc rò mủ tức là đã hình thành VQCRMT thì bệnh nhân mới đi khám răng miệng.
♣ Về hình thái tổn thương trên X-quang.
Đa số các trường hợp có hình ảnh tổn thương quanh cuống ở vị trí trung tâm chiếm 78,16%. Ở trung tâm và hai mặt bên chiếm 9,2% và ở vị trí trung
tâm và một mặt bên có 8 trường hợp chiếm 12,641%. Tồn bộ các trường hợp có kích thước của tổn thương trên phim X-quang nhỏ hơn 1 cm trong đó có 60% trường hợp có kích thước dưới 0,5 cm và 40% trường hợp có kích thước 0,5-1 cm chủ yếu là răng cửa hàm trên.