chính của phát triển bền vững
Việc làm bền vững thúc đẩy phát triển con người đồng thời giảm thiểu và xóa bỏ những tác động tiêu cực và hệ quả khơng mong đợi. Nó có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ để duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta, mà còn để đảm bảo việc làm cho thế hệ tương lai (hình 7)
Để việc làm bền vững trở nên phổ biến hơn, cần thực hiện ba thay đổi song song:
• Chấm dứt (xóa bỏ hoặc giảm thiểu một số cơng việc).
• Chuyển hóa (duy trì một số cơng việc thơng qua đầu tư để thích ứng với các công nghệ mới và đào tạo lại hoặc nâng cao tay nghề).
• Tạo mới (tạo ra một số công việc mới) Một số ngành nghề dự kiến sẽ mở rộng trong tương lai gần, chẳng hạn như kỹ thuật viên đường sắt, khi các quốc gia đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng. Những lao động mất việc làm chủ yếu sẽ thuộc các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên hoặc thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính và các chất ô nhiễm khác. Khoảng 50 triệu người trên toàn cầu đang làm việc trong những lĩnh vực này (ví dụ, 7 triệu người trong lĩnh vực khai mỏ).
Nhiều ngành nghề cũng cần phải thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm đầu ra, chẳng hạn như ngành phá dỡ tàu cũ, bằng cách thực hiện và tuân thủ các quy định tiêu chuẩn.
Các lĩnh vực việc làm mới bao gồm công nghệ pin năng lượng mặt trời, một phần quan trọng trong chiến lược năng lượng tái tạo của nhiều quốc gia. Tiềm năng của những công nghệ này đối với phát triển con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc chúng được sử dụng để thay thế cho nguồn điện lưới được tạo ra từ các phương tiện truyền thống, như ở nhiều quốc gia phát triển, hay chúng được sử dụng để mở rộng nguồn năng lượng ngoài điện lưới như ở các quốc gia đang phát triển. Năng lượng tái tạo có thể trở thành phương tiện chủ yếu nhằm đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 7.1, đảm bảo phổ cập tiếp cận các dịch vụ năng lượng có chi phí hợp lý, đáng tin cậy và hiện đại vào năm 2030 (bảng 1).
Phần lớn việc cần làm