Không thể tiếp tục coi việc làm đơn thuần là

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển con người năm 2015 việc làm vì phát triển con người (Trang 31 - 33)

việc làm đơn thuần là sản phẩm phái sinh của tăng trưởng kinh tế

Việc làm vì phát triển con người không đơn thuần chỉ là công việc làm thuê, mà phát triển con người còn là việc mở rộng lựa chọn và tạo ra cơ hội. Quá trình này bao gồm việc đảm bảo rằng ln sẵn có các cơ hội việc làm được trả lương thỏa đáng và có chất lượng, và những người cần và mong muốn tìm việc làm có thu nhập có thể tiếp cận được. Các chiến lược việc làm quốc gia là cần thiết để giải quyết những thách thức trong cơng việc tại nhiều nước. Có khoảng 27 nước đang phát triển đã thực hiện chiến lược việc làm quốc gia, 18 nước khác đang triển khai và 5 nước đang xem xét lại chính sách để ứng phó tốt hơn với các thách thức việc làm mới.66 Các cơng cụ chính sách chủ yếu của một chiến lược việc làm quốc gia có thể bao gồm:

• Xác lập mục tiêu việc làm. Đã có hơn

chục quốc gia xác lập mục tiêu việc làm (bao gồm cả Honduras và Indonesia). Các ngân hàng trung ương có thể theo đuổi mục tiêu kép, đó là nhấn mạnh vào các mục tiêu việc làm thay vì chỉ tập trung kiểm sốt lạm phát. Họ cũng có thể cân nhắc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ (ví dụ như các cơ chế phân bổ tín dụng) để tạo thêm cơ hội việc làm như ở Chilê, Colombia, Ấn Độ, Malaysia và Singapore.

• Hoạch định chiến lược phát triển theo hướng ưu tiên tăng việc làm. Không nên

xem việc làm là sản phẩm phái sinh của tăng trưởng kinh tế. Một số can thiệp chính sách sẽ cho phép tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần vốn và các doanh nghiệp lớn có nguồn vốn dồi dào để gia tăng việc làm, nâng cao kỹ năng của người lao động, tập trung nguồn vốn đầu tư và các yếu tố đầu vào cho các lĩnh vực tập trung nhiều người nghèo (như nông nghiệp), loại bỏ các rào cản chính đối với tăng trưởng cho tạo việc làm (như xóa bỏ định kiến trong tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa), triển khai khuôn khổ pháp

lý và quy định vững chắc cũng như giải quyết sự phân bổ vốn và lao động trong chi tiêu công nhằm nhấn mạnh các tiến bộ cơng nghệ tạo ra việc làm.

• Hướng tới tài chính hịa nhập. Hệ thống

tài chính hịa nhập là vơ cùng cần thiết trong quá trình kiến tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu việc làm. Tại các nước đang phát triển, việc không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ tài chính là một cản trở đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với phụ nữ. Các lựa chọn chính sách có thể bao gồm mở rộng các dịch vụ ngân hàng đến với các nhóm yếu thế và cùng cực (như ở Ecuado), 67 triển khai cấp tín dụng cho những người chưa được tiếp cận, vùng sâu, vùng xa, và các ngành mục tiêu (như ở Argentina, Malaysia, và Hàn Quốc)68

cũng như giảm lãi suất, cấp bảo lãnh tín dụng và trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu.

• Xây dựng khung kinh tế vĩ mơ mang tính hỗ trợ. Một số cơng cụ giảm thiểu biến

động và tăng tính ổn định của việc làm bao gồm duy trì tỷ giá hối đối thực tế ổn định và cạnh tranh, quản lý tài khoản vốn thận trọng hợp lý, cải tổ ngân sách dành cho các lĩnh vực tạo ra việc làm, dành ngân sách cho chi tiêu công, thúc đẩy môi trường kinh doanh, đảm bảo cơ sở hạ tầng chất lượng cao và áp dụng khuôn khổ pháp lý khuyến khích cạnh tranh, tăng cường hiệu quả và đảm bảo tính minh bạch và tin cậy trong kinh doanh. Nắm bắt cơ hội trong thế giới việc làm đang thay đổi hàng ngày địi hỏi phải có các hành động chính sách giúp con người tồn tại trong mơi trường cơng việc mới. Các cá nhân có thể phát triển nếu được trang bị những kỹ năng, kiến thức và khả năng để khai thác công nghệ mới và tận dụng các cơ hội tiềm tàng. Một số hành động chính sách liên quan địi hỏi các yếu tố sau:

• Tránh cuộc đua đến đáy. Với những lợi ích hiện hữu và tiềm tàng mà tồn cầu hóa mang lại cho lĩnh vực việc làm, thì cuộc đua đến đáy/tình trạng phát triển thụt lùi với mức lương giảm chưa từng có và các điều kiện làm việc xuống cấp không phải là hệ lụy duy nhất. Sự quan tâm của toàn thế giới để đảm bảo mức lương thỏa đáng, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động có thể giúp ngăn ngừa tình trạng phát triển thụt lùi và làm cho hoạt động kinh doanh trở nên bền vững trong dài hạn, giống như thương mại cơng bằng cũng có tác dụng tương tự, bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc.

• Đào tạo kỹ năng, kiến thức mới cho người lao động. Các kỹ năng nâng cao và

chuyên sâu sẽ rất cần thiết cho các công việc liên quan đến khoa học kĩ thuật cũng như nhiều ngành nghề khác đồng thời cũng là cơ sở cho sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và quá trình học tập suốt đời.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển con người năm 2015 việc làm vì phát triển con người (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)