Chia sẻ lợi nhuận và phân chia cổ phần trong

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển con người năm 2015 việc làm vì phát triển con người (Trang 34 - 36)

phân chia cổ phần trong doanh nghiệp cho người lao động có thể góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về thu nhập

• heo đuổi chính sách chia sẻ lợi nhuận và quyền làm chủ cho người lao động. Việc

chia sẻ lợi nhuận và phân chia cổ phần trong doanh nghiệp cho người lao động có thể giúp làm giảm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập.75

• Lựa chọn và thực thi các chính sách phân phối hợp lý. Biện pháp này bao gồm chính

sách thuế lũy tiến theo thu nhập và tài sản, các quy định pháp luật nhằm hạn chế tình trạng bóc lột lao động, các quy định nghiêm ngặt hơn (đặc biệt là về tài chính) và các kế hoạch chi tiêu cơng hướng đến đối tượng người nghèo.

• Điều tiết khu vực tài chính nhằm giảm thiểu các tác động suy thối theo chu kỳ.

húc đẩy đầu tư vào nền kinh tế thực có thể tạo ra việc làm ổn định trong khi gia

tăng đầu tư tài chính có thể sẽ kém ổn định hơn và tạo ra ít việc làm hơn. • Loại bỏ tình trạng mất cân đối trong dịch

chuyển lao động và vốn. Do khác biệt về

bản chất, sự dịch chuyển lao động không tương ứng với sự dịch chuyển vốn. Về phương diện chính sách, các nước công nghiệp thường tăng cường sự vận động của dịng vốn nhưng khơng khuyến khích sự dịch chuyển lao động. Tuy nhiên, kiểm soát sự dịch chuyển vốn có thể giúp làm giảm bất ổn kinh tế vĩ mơ và tránh bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển, ngăn ngừa dòng vốn chảy ra nước ngoài khi tiền lương trong nước quá cao. Các chính sách về di cư có thể giảm thiểu phần nào những rủi ro của tình trạng di dân.

Việc giải quyết tình trạng mất cân đối về cơ hội việc làm có và khơng có thu nhập giữa phụ nữ và nam giới có thể hưởng lợi từ các giải pháp chính sách sau đây:

• Mở rộng và tăng cường các chính sách nhạy cảm giới đối với lao động nữ hưởng lương.

Các chương trình phải giải quyết vấn đề phát triển kỹ năng thông qua giáo dục đặc biệt là toán học và khoa học, các hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường và khả năng tiếp cận cơ hội phát triển nghề nghiệp liên tục.

• Tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cấp cao: Sự tham gia

của phụ nữ trong khu vực nhà nước và tư nhân có thể được thúc đẩy thơng qua các chính sách về nhân sự, tuyển chọn, tuyển dụng và khuyến khích gắn bó lâu dài. Các tiêu chuẩn đề bạt nam giới và phụ nữ lên các chức vụ cấp cao phải đồng nhất. Cơ chế hướng dẫn và đào tạo sẽ giúp tăng cường năng lực của phụ nữ tại nơi làm việc, chẳng hạn thông qua việc sử dụng quản lý cấp cao là nữ như những hình mẫu thành cơng trong cơng việc.

• Các chính sách can thiệp cụ thể: Các giải

pháp mang tính pháp lý là cần thiết để giảm tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ giới như quấy rối tại nơi làm việc, phân biệt đối xử trong tuyển dụng và khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng như tiếp cận cơng nghệ

• Tập trung vào chính sách nghỉ thai sản cho cả nam và nữ: hay vì theo đuổi các quan

điểm trung lập, nếu có các chính sách thưởng cho những người chia sẻ đồng đều thời gian nghỉ thai sản thì các ơng bố sẽ có động lực nghỉ thai sản nhiều hơn. • Mở rộng lựa chọn về dịch vụ chăm sóc, bao

gồm các trung tâm chăm sóc ban ngày, các chương trình sau giờ học, nhà dưỡng lão dành cho người cao tuổi và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác: Người sử dụng lao động có

thể cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em tại nơi làm việc. Một biện pháp thay thế khác là trợ cấp cho dịch vụ chăm sóc thơng qua cung cấp phiếu mua hàng hoặc vé thưởng.

• Khuyến khích việc sắp xếp thời gian làm việc linh hoạt, bao gồm hình thức làm việc từ xa: Nên có các cơ chế khuyến khích

thỏa đáng cho người lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Các cơ chế này có thể bao gồm việc duy trì việc làm cho phụ nữ nghỉ thai sản trong vòng một năm. Đồng thời nên đưa ra các quyền lợi và cơ chế khuyến khích (như tăng lương) để phụ nữ quay trở lại làm việc. Hình thức làm việc từ xa và linh hoạt về thời gian cũng sẽ giải quyết tình trạng mất cân đối về việc làm có và khơng có thu nhập giữa nam và nữ.

• Đánh giá đúng giá trị của cơng việc chăm sóc: Cần có các nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về giá trị mà cơng việc chăm sóc mang lại cho xã hội và khuyến khích đưa ra các lựa chọn khác nhau để bù đắp xứng đáng cho những cơng việc này. • Tăng cường thu thập dữ liệu về việc làm có

và khơng có thu nhập: Các hệ thống thống

kê quốc gia, tăng cường sử dụng điều tra viên là phụ nữ, lựa chọn mẫu thống kê và bảng điều tra phù hợp sẽ giúp thu thập số liệu hiệu quả hơn về sự phân bố việc làm có và khơng có thu nhập.

Các giải pháp mục tiêu hướng đến việc làm bền vững nên tập trung vào việc xóa bỏ, chuyển đổi và tạo mới việc làm để cải thiện phát triển con người và môi trường bền vững. Các giải pháp chính sách nên tập trung vào:

• Ứng dụng cơng nghệ mới và khuyến khích đầu tư mới: Điều này đòi hỏi phải tách

rời khỏi phương thức kinh doanh thông thường, thực hiện chuyển giao công nghệ và nhanh chóng chuyển sang những việc làm mang tính bền vững hơn.

• Khuyến khích hành động cá nhân và chống bất bình đẳng: Chính sách này địi hỏi

phải nhận diện và khuyến khích các yếu tố bên ngồi có tác động tích cực đến việc làm của con người, như áp dụng cơ chế lương xã hội ngoài mức thu nhập cá nhân để khuyến khích người lao động khi cơng việc của họ đem lại lợi ích xã hội (ví dụ hoạt động bảo tồn rừng).

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển con người năm 2015 việc làm vì phát triển con người (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)