THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu , tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU

Trong bối cảnh hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có cơ quan, cơ chế xúc tiến xuất khẩu (ITC, 2015), thế giới có nhiều nghiên cứu ủng hộ sự can thiệp của nhà nước sửa

chữa thất bại thị trường trong xuất khẩu, tập trung vào vấn đề ngoại tác tích cực, thơng tin khơng hồn hảo và hàng hóa cơng.

2.3.1. Ngoại tác tích cực

Chứng minh có thất bại thị trường trong xuất khẩu, Richard và Patterson (1998) đưa ra

bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của ngoại tác tích cực. Ngoại tác tích cực dễ nhận thấy của hoạt động xuất khẩu là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt quan

trọng đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Katz và Istrate (2011)

khẳng định chiến lược xuất khẩu quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia và là yếu tố cốt lõi giúp gia tăng việc làm trong trung hạn. Ủng hộ việc nhà nước hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, Martincus và Carballo (2010) bằng thực nghiệm kết luận rằng xúc tiến xuất khẩu tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và thúc đẩy ngoại tác tích cực của xuất khẩu.

Xem xét trên góc độ chiến lược, xâm nhập thị trường tạo ngoại tác tích cực lớn hơn thâm nhập thị trường (Hình 2.4). Trong trường hợp xâm nhập thị trường thành công, lợi nhuận cao mà doanh nghiệp đi đầu tìm kiếm được tại thị trường mới khai phá sẽ tạo sức hút tự

nhiên đối với các doanh nghiệp “ăn theo”. Thông tin, kinh nghiệm từ doanh nghiệp đi đầu

sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp đi sau tìm kiếm lợi nhuận trong một thị trường

thơng thống, cạnh tranh thấp. Ngược lại, hoạt động thâm nhập thị trường có mục tiêu thị phần gắn liền sản phẩm, thị trường truyền thống với mức độ cạnh tranh rất cao; vì thế, thơng tin mang tính chuyên biệt, khó dùng chung và doanh nghiệp có xu hướng bảo vệ thông tin (Kotler, 2002). Khi doanh nghiệp giảm nỗ lực xâm nhập thị trường do trở ngại về nguồn lực, e ngại chi phí thơng tin và hiện tượng ăn theo, xã hội sẽ gánh chịu mất mát vơ ích.

2.3.2. Thơng tin khơng hồn hảo

Thơng tin có tầm quan trọng đối với xuất khẩu (theo Johanson và Vahlne, 1977, trích trong Martincus và Carballo, 2010). So với hoạt động thương mại trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài ẩn chứa nhiều rủi ro bắt nguồn từ sự hạn chế thông tin về các yếu tố môi trường vĩ mô và các yếu tố vi mô (Kotler, 2002). Muốn nắm bắt cơ hội xuất khẩu, doanh nghiệp thường phải chi phí khá lớn vào thơng tin phục vụ việc tìm kiếm và xác minh đối tác, cơ

hội kinh doanh (theo Rangan và Lawrence, 1999, trích trong Martincus và Carballo, 2010). Dù biết thông tin là quan trọng, doanh nghiệp xuất khẩu đa phần quyết định đầu tư thấp

vào thông tin bởi vì lo ngại hiện tượng ăn theo (free-riding) xảy ra khi thông tin lan tỏa

hoặc bị đánh cắp (theo Rauch, 1996, trích trong Martincus và Carballo, 2010). Khi doanh

nghiệp đầu tư cho thông tin xuất khẩu dưới mức tối ưu, xã hội sẽ gánh chịu mất mát vơ ích. Xâm nhập thị trường hướng đến mục tiêu khai phá thị trường mới, mang lại cho doanh

nghiệp lợi thế của người đi trước, cho phép tìm kiếm lợi nhuận cao hơn; nhưng lại chịu mức độ thơng tin khơng hồn hảo cao hơn thâm nhập thị trường (Hình 2.4). Bởi vì xuất

khẩu vào một thị trường mới, thơng tin sẵn có ít hơn; đầu mối hỗ trợ cũng ít và số doanh nghiệp trong nước sẵn lịng liên kết, chia sẻ chi phí là khơng nhiều. Hoạt động thâm nhập thị trường diễn ra tại thị trường truyền thống nên thông tin sẵn sàng cao và ít tốn kém hơn; bởi vì doanh nghiệp đã có đủ thời gian tích lũy thơng tin, kinh nghiệm và quan hệ kinh

doanh (Kotler, 2002). Khi doanh nghiệp giảm nỗ lực xâm nhập thị trường do trở ngại về nguồn lực, chi phí thơng tin, xã hội sẽ gánh chịu mất mát vơ ích.

Hình 2.4. So sánh xâm nhập thị trường và thâm nhập thị trường.

2.3.3. Hàng hóa cơng

Mankiw (2000) xem hàng hóa cơng là trường hợp thái cực cực đại của ngoại tác tích cực: khi một đơn vị hàng hóa cơng được tạo ra, mọi người trong thị trường đều có thể thụ

hưởng, khơng hạn chế đối với cả những người khơng trả tiền cho nó. Dưới góc nhìn này,

chức năng quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế giữa hai nhà nước rõ ràng là hàng hóa cơng; lần lượt được gắn chặt với chức năng hành pháp và đại diện của nhà nước.

Nhờ cơng nghệ thơng tin, chi phí chia sẻ thơng tin hiện nay trở nên rất thấp, mang lại thuộc tính khơng tranh giành cho thơng tin: chi phí chia sẻ thông tin thêm cho một người là không đáng kể, và việc sử dụng thông tin của người này không ảnh hưởng đến việc sử

dụng của người khác (Stiglitz, 2000; Weimer và Vining, 2004). Do thơng tin có tầm quan trọng, lợi ích cao đối với xuất khẩu (theo Johanson và Vahlne, 1977, trích trong Martincus và Carballo, 2010) nên thông tin xuất khẩu được xem như hàng hóa bán cơng cần nhà nước khuyến khích cung cấp.

2.3.4. Lựa chọn can thiệp của nhà nước

Bằng thực nghiệm, Martincus và Carballo (2010) kết luận xúc tiến xuất khẩu tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu. Chức năng, chiến lược chính của hệ thống xúc tiến xuất khẩu

đã được Grigoryan (2011) chỉ ra: nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho

cộng đồng doanh nghiệp, hoặc hợp tác sâu rộng với khu vực tư nhằm giải quyết khó khăn

đến từ sự giới hạn nguồn lực, kinh nghiệm, kênh thông tin. Thực tiễn thế giới cho thấy, nhà

nước sửa chữa thất bại thị trường trong xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu chủ yếu thông qua hai giải pháp gồm (i) trực tiếp cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu hoặc (ii) tài trợ, khuyến khích khu vực tư xúc tiến xuất khẩu.

Kết hợp Khung Lựa chọn Giải pháp Can thiệp của Nhà nước (Bảng 2.3) và lý thuyết vai trò nhà nước sửa chữa thất bại thị trường của Stiglitz (2000), Weimer và Vining (2004)4

, nghiên cứu đề xuất mối tương quan công - tư trong tài trợ xúc tiến xuất khẩu (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Tương quan công - tư trong tài trợ xúc tiến xuất khẩu

Ứng với hàng hóa cơng, hoạt động tạo ngoại tác tích cực cực đại như quản lý nhà nước,

hợp tác quốc tế cấp độ quốc gia, nhà nước nên trực tiếp cung cấp và tài trợ chủ đạo. Nhà

nước cần đóng vai trị tài trợ chính cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tạo ngoại tác tích cực cao, giúp thu hẹp mức độ thơng tin khơng hồn hảo và phục vụ chiến lược xâm nhập

4 Xem thêm Mục 2.2.

Chiến lược QUỐC GIA CẤP ĐỘ CẤP ĐỘ TẬP THỂ CẤP ĐỘ CÁ THỂ

XÂM NHẬP THÂM NHẬP

Hình thức

- Quản lý vĩ mơ - Hợp tác quốc tế

- Nghiên cứu thị trường - Đào tạo – tập huấn

- Cung cấp thông tin - Tư vấn doanh nghiệp

- Tổ chức đoàn giao thương - Tổ chức sự kiện,

hội chợ, triển lãm

- Tất cả nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu

Ngoại tác tích cực 100% Cao Thấp 0% Nhà nước tài trợ 100% Cao Thấp 0% Doanh nghiệp đóng góp 0% Thấp Cao 100%

thị trường như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, đào tạo-tập huấn và tư vấn doanh nghiệp. Đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu triển khai cấp độ tập thể và định hướng thâm nhập thị trường, doanh nghiệp phải là nhà tài trợ chính, nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ. Các nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu đặc thù, phục vụ riêng doanh nghiệp tất nhiên

CHƯƠNG 3. THẤT BẠI NHÀ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU: TÌNH HUỐNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu , tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)