CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
4.2.4. Kinh nghiệm quốc tế
Để phục vụ tốt doanh nghiệp, cơ quan cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cần nắm bắt
chính xác nhu cầu doanh nghiệp. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia hiện đã thiết lập khung
pháp lý thúc đẩy hợp tác công – tư trong quá trình thẩm định và giám sát chính sách,
chương trình, hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Ba tình huống nghiên cứu đã cung cấp cho
chúng ta ba lựa chọn (i) nhà nước giao tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp tồn
quyền thiết kế chương trình, hoạt động (Trung Quốc); (ii) nhà nước tham vấn trực tiếp với tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp (Hoa Kỳ); và (iii) nhà nước mời khu vực tư cùng
điều hành cơ quan xúc tiến xuất khẩu (Malaysia).
Trung Quốc: CCPIT và CCOIC (Hình 4.2) là hai tổ chức đại diện cộng đồng doanh
nghiệp, giữ vai trị quyết định đối với chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia nên hoạt động xúc tiến xuất khẩu đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và thu hút hiệu quả nguồn lực đóng góp từ doanh nghiệp. Do MOFCOM, Sở Thương mại không trực tiếp tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu nên CCPIT, CCOIC có thể chủ động phân bổ nguồn lực, phối hợp
hoạt động các chi nhánh trực thuộc tại địa phương, không gặp trở ngại về chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với các cơ quan quản lý nhà nước (CCPIT, 2007).
Hoa Kỳ: Hợp tác công - tư trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu được thực hiện thông qua
hệ thống DEC (Hình 2.5) đại diện cho khu vực tư, qui tụ các nhà xuất khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ xuất khẩu, viện nghiên cứu, tổ chức phi lợi nhuận của bang, chính quyền địa
phương. DEC tham dự và tài trợ nhiều hoạt động XTTM tại địa phương, cung cấp chuyên gia tư vấn xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DEC, 2015).
Hình 4.4. Mơ hình hợp tác cơng - tư.
Malaysia: Năm 1983, Malaysia tiến hành cải cách mang tên “Malaysia Incorporated” cho
phép khu vực tư tham gia chính thức vào quá trình quyết định chính sách. Theo đó, tất cả
cơ quan nhà nước được bổ sung vào cơ cấu lãnh đạo một Ban Tư vấn tập hợp đại diện khu vực tư, tổ chức phi chính phủ. Q trình triển khai phải vượt qua nhiều nghi ngại, trở lực từ khu vực công nhưng cuối cùng đã mang lại động lực mới thúc đẩy xuất khẩu, phát triển
kinh tế; cụ thể (i) hai khu vực công và khu vực tư đã cùng hợp tác, theo đuổi mục tiêu
chung: đơn giản hóa thủ tục, hướng dẫn thủ tục rõ ràng, minh bạch hóa q trình ra quyết
định và kiểm soát quyền lực, ràng buộc thời gian xử lý/ cung cấp dịch vụ công; (ii) nâng
cao lợi nhuận, góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển. Khu vực cơng chuyển từ vai trị giám sát hoạt động khu vực tư sang vai trò hỗ trợ khu vực tư phát triển kinh tế (ITC, 2011). CHÍNH QUYỀN Khu vực tư Cơ quan cơng lập