TỔNG QUAN HỆ THỐNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu , tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (2014), hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, có sự tham gia của cơ quan nhà nước và

các tổ chức phi chính phủ, tổ chức trong nước lẫn nước ngoài… Được ủy quyền của Bộ

Công thương, Cục Xúc tiến Thương mại5 giữ vai trò điều phối tất cả hoạt động xúc tiến

xuất khẩu do Bộ Cơng thương chủ trì, và hiện đang quản lý nhiều chương trình, hoạt động quy mô quốc gia. Bộ Công thương thiết lập mạng lưới thương vụ tại nước ngoài (gồm 55 thương vụ và 7 chi nhánh thương vụ). Ngồi Bộ Cơng thương, hoạt động xúc tiến xuất

khẩu còn được triển khai bởi bộ phận xúc tiến xuất khẩu thuộc một số bộ, ngành khác, gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phịng, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn…

Tồn bộ 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam đều có cơ quan xúc tiến xuất khẩu, tích hợp trong các trung tâm XTTM địa phương. Trực tiếp cấp phát ngân sách, quản lý nhân sự nên

UBND địa phương có quyền quyết định thực chất, có thể tùy nghi thiết kế trung tâm địa

phương trực thuộc Sở Công thương hoặc UBND tỉnh/ thành phố6

và thay đổi lãnh đạo

trung tâm địa phương.

5 Thành lập ngày 6/7/2000.

6 Tại 16 địa phương gồm An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Komtum, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh.

Hình 3.1. Mơ hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam (tình huống TP.HCM).

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Quốc hội (2003) và sơ đồ tổ chức Chính phủ, Bộ Cơng thương, Cục Xúc tiến Thương mại, VCCI, UBND TP.HCM của Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống cơ quan nhà nước cịn có các tổ chức phi chính phủ, bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội và tổ chức cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu khác. Tính sơ bộ đến năm 2014, Việt Nam có trên 300 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng, trong đó trên 80 hiệp hội phạm vi quốc gia, 32 hiệp hội doanh nghiệp phạm vi địa phương (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014).

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) “là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam”, được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ “tham gia xây dựng và thực hiện các

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế” (Thủ tướng, 2003). Tuy nhiên trong Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM Quốc gia (Thủ tướng, 2010), Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam khơng được quy định cụ thể vai trò trong việc xây dựng, thẩm định các chương trình xúc tiến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu , tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)