Kết quả Kiểm tra tính dừng của chuỗi ut

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế nga (Trang 57 - 78)

Bảng 3 .16 Kết quả Kiểm tra giá trị thống kê d Durbin-Watson

Bảng 3.17 Kết quả Kiểm tra tính dừng của chuỗi ut

Qua kết quả kiểm tra, ut là một chuỗi dừng, ta có thể áp dụng phương pháp hồi qui truyền thống để hồi quy các chuỗi không dừng.

Qua số liệu, các biến chi tiêu chính phủ, tài ngun, tỷ giá, GDP có xu hướng tăng lên qua thời gian và nếu chúng khơng có mối liên quan, tác động đến nhau sẽ dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo, tuy nhiên chi tiêu chính phủ, tài nguyên, tỷ giá đều có tác động lên tăng trưởng kinh tế là thực chất chứ không phải là ngẫu nhiên cùng tăng, điều này thể hiện tại các lý thuyết kinh tế (lý thuyết của Keynes, lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp…), mơ hình tăng trưởng nội sinh nên qua kết quả kiểm tra và dựa vào lý thuyết, mơ hình hồi quy trên khơng phải là hồi quy giả mạo.

3.4.4. Kết quả chạy mơ hình 2:

Qua kết quả kiểm tra mơ hình cho ta chấp nhận mơ hình với kết quả như sau:

lngdpt = 0.63lngovt + 0.35lnoilrentt + 0.35lntygiat + 0.78 + ut Với kết quả trên:

- Khi chi tiêu chính phủ Nga tăng 1%, các yếu tố khác khơng đổi thì GDP của Nga tăng 0.63%.

- Khi nguồn thu dầu mỏ tăng 1%, các yếu tố khác khơng đổi thì GDP của Nga tăng 0.35%.

- Khi tỷ giá tăng 1%, các yếu tố khác khơng đổi thì GDP của Nga tăng 0.35%.

Biến tỷ giá thể hiện dấu dương đúng với tình hình thực tế khi tỷ giá tăng làm tăng sức cạnh tranh của hàng hố xuất khẩu và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu, giúp nền kinh tế tăng trưởng. Điều này thể hiện nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ là các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga.

Kết quả chạy mơ hình hồi quy cho thấy GDP của nước Nga chịu sự tác động của chi tiêu chính phủ, nguồn thu từ dầu mỏ và tỷ giá, điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế tân cổ điển, Keynes và phù hợp với các nghiên cứu về các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như của Helmi Hamdi, Rashid Sbia, 2013, (Kết quả chỉ ra doanh thu từ dầu mỏ vẫn là nguồn tạo ra tăng trưởng và là kênh chính tài chính cho chính phủ chi tiêu) và Kegomoditswe Koitsiwe, Tsuyoshi Adachi (2015) (Nghiên cứu điều tra mối quan hệ năng động giữa thu nhập từ nguồn thu tài nguyên, chi tiêu của chính phủ, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Botswana. Nghiên cứu cho thấy phản ứng tích cực và tiêu cực đối với các cú sốc của nguồn thu tài nguyên, chỉ ra rằng doanh thu từ tài nguyên tác động đến thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của chính phủ. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy thu nhập từ tài nguyên và tỷ giá hối đoái gây ra tăng trưởng kinh tế).

Để tăng trưởng kinh tế đòi hỏi nước Nga tăng cường chi tiêu và tăng nguồn thu từ dầu mỏ và thực tế cho thấy những năm gần đây nước Nga liên tục tăng chi tiêu, tăng cường khai thác dầu mỏ, tuy nhiên có một khó khăn nếu nguồn thu dầu mỏ suy giảm thì biện pháp nào giúp nền kinh tế Nga vượt qua khó khăn, vì nguồn thu dầu mỏ với chi tiêu chính phủ có mối quan hệ đồng liên kết, nguồn thu giảm làm nguồn chi giảm, cả 2 yếu tố trên cùng làm ảnh hưởng đến GDP của nước Nga. Thực tế cho thấy nền kinh tế Nga tự điều chỉnh nhằm giảm bớt những suy giảm như đồng tiền ruble của Nga bị mất giá điều này góp phần tăng nguồn thu từ dầu mỏ khi quy đổi từ ngoại tệ sang đồng nội tệ (dầu mỏ của Nga chủ yếu xuất khẩu), điều này góp bù đắp một phần nguồn thu dầu mỏ giảm do giá dầu giảm, từ đó làm hạn chế suy giảm nguồn chi tiêu chính phủ, ngồi ra tỷ giá giảm làm tăng sức khả năng cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu, làm hạn chế nhập khẩu từ đó góp phần khắc phục việc suy giảm kinh tế.

3.4.5. Dự đoán sự biến động của nước Nga trong tương lai

Với các dữ liệu từ quý I 2017 đến quý I 2019 và sử dụng phần mềm Sata, ta có những dự báo về sự phát triển của nền kinh Nga như sau:

8 8. 2 8. 4 8. 6 8. 8 90 95 100

Forecast for lngov

95% CI forecast

Hình 3.4: Dự đốn chi tiêu ngân sách của nước Nga từ quý II 2017 đến quý I 2019 9. 8 10 10 .2 10 .4 10 .6 90 95 100 Forecast for lngdp 95% CI forecast

Qua biểu đồ cho ta thấy biến lngov, lngdp trong từng giai đoạn có sự tăng, giảm nhưng có xu hướng chung là tăng dần lên, điều này thể hiện chi tiêu và nền kinh tế Nga đang có xu hướng phát triển đi lên trong tương lai dù có trải qua một số thách thức hiện nay như giá dầu giảm, bị các nước phương Tây cô lập về kinh tế lẫn chính trị. Điều này phù hợp với dự đoán của các nhà kinh tế khi cho rằng giá dầu giảm chỉ là nhất thời, xu hướng giá dầu tăng vẫn tiếp tục trong tương lai vì dầu mỏ là nguồn tài nguyên không tái tạo, trữ lượng cũng có hạn và hiện tại chưa có nguồn tài nguyên thay thế hiệu quả nguồn dầu mỏ. Trong khi đó nước Nga hiện nay với lợi thế về khai thác và dự trữ dầu mỏ đã trở thành quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và Nga cũng đã phối hợp với các nước OPEC kiểm soát nguồn cung để làm tăng giá dầu lên. Cùng với nguồn thu từ dầu mỏ tăng sẽ làm chi tiêu chính phủ tăng, các điều trên sẽ góp phần làm quốc gia Nga tiếp tục phát triển ổn định trong tương lai.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. Kết luận

Đề tài đã áp dụng mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) để xem xét mối quan hệ giữa thu chi ngân sách và ước lượng OLS để đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ dầu mỏ lên tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia Nga trong giai đoạn từ quý I 2000 – quý I 2017.

Kết quả phân tích số liệu thông qua các phương pháp định lượng trên cho thấy:

- Có mối quan hệ đồng liên kết gữa nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ Nga, mối quan hệ trên là mối quan hệ mối quan hệ dài hạn, biến động cùng chiều tuân theo giả thuyết đồng bộ hố tài chính. Trong đó nguồn thu dầu mỏ tác động tích cực đến chi tiêu của Chính phủ.

- Qua mơ hình hồi quy cho ta thấy chi tiêu Chính phủ và nguồn thu dầu mỏ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nước Nga, điều này địi hỏi phải duy trì ổn định nguồn thu dầu mỏ để làm động lực phát triển kinh tế.

- Hiện nay giá dầu có xu hướng tăng làm nền kinh tế Nga có những dấu hiệu khởi sắc (GDP năm 2017 tăng trưởng dương lần đầu từ năm 2015). Điều này thể hiện hiện nay nước Nga không bị lời nguyền tài nguyên mà có thể coi đó là một phước lành đối với quốc gia Nga.

4.2. Hàm ý chính sách

4.2.1. Các biện pháp nhằm cân bằng giữa chi tiêu với nguồn thu từ dầu mỏ

Với mối quan hệ đồng liên kết giữa chi tiêu với nguồn thu từ dầu mỏ cho ta thấy để đảm bảo chi tiêu nhằm đắp ứng yêu cầu xã hội, Nga cần phải

tăng nguồn thu từ dầu mỏ, tuy nhiên như các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nguồn thu từ dầu dễ biến động và không chắc chắn trong tương lai vì có thể cạn kiệt trong tương lai, công nghệ sản xuất, tiêu dùng dầu mỏ biến đổi, nguồn cung cầu thay đổi làm giá dầu biến động, do đó để đảm bảo chi tiêu nước Nga ổn định cần phải đa dạng hóa nền kinh tế nhằm tăng nguồn thu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ ngành dầu mỏ. Nhằm thực hiện điều này địi hỏi phải đa dạng hố cơng nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra để phát triển bền vững tránh việc phụ thuộc vào tài nguyên, quốc gia Nga cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế tri thức.

4.2.2. Các chính sách phát triển kinh tế Nga

- Kết quả cho ta thấy tăng trưởng kinh tế Nga chịu ảnh hưởng từ các yếu tố Chi ngân sách và thu từ dầu mỏ nên việc tăng cường chi tiêu ngân sách, tăng cường khai thác dầu mỏ để tăng nguồn thu dầu mỏ và đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ dầu mỏ sẽ giúp nước Nga ngày càng phát triển hơn.

- Thực hiện chính sách tài khóa linh động, phù hợp với sự biến động nguồn thu từ tài nguyên, như có thể áp dụng nguyên tắc tài khóa nghịch chu kỳ để tiết kiệm và chi tiêu từ các quỹ bình ổn tài chính dầu mỏ để đảm bảo tính bền vững về tài chính trung hạn.

- Chính phủ Nga thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt như có thể phá giá đồng Ruble một cách có kiểm sốt làm cho hàng hố nhập khẩu trở nên đắt đỏ giúp cho hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với trước làm tăng sức cạnh tranh, điều này làm thúc đẩy sản xuất, hơn nữa điều này có thể giúp điều chỉnh nguồn thu từ dầu mỏ không giảm sút quá mức khi giá dầu giảm, do dầu mỏ của Nga chủ yếu được xuất khẩu nên nguồn thu từ dầu mỏ phụ thuộc vào giá dầu, sản lượng, cũng như tỷ giá giữa đồng Ruble Nga với

đồng đô la Mỹ nên khi phá giá đồng nội tệ cũng làm nguồn thu dầu mỏ tăng, cũng như thúc đẩy sản xuất, góp phần làm cân bằng ngân sách quốc gia.

- Nga cần phối hợp chặt chẽ với OPEC để hạn chế nguồn cung dầu mỏ dư thừa, góp phần đưa giá dầu tăng.

- Hiện nay, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2017, xếp hạng nước Nga đứng thứ 135/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao, do đó để phát triển bền vững tránh lời nguyền tài nguyên nước Nga do nguyên nhân tham nhũng gây ra, nước Nga cần phải thực hiện các biện pháp, chính sách chống tham nhũng, cải cách thể chế, bộ máy, minh bạch hoá các giao dịch trong sử dụng, khai thác tài nguyên.

4.3. Bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, nguồn thu từ dầu mỏ đã đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu của chính phủ và tạo tiền đề để phát triển kinh tế, do đó Việt Nam cần phải rút ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn thu dầu mỏ như sau:

- Nguồn thu từ dầu mỏ có nhiều biến động, khó dự đốn, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng sự biến động nguồn thu từ dầu mỏ, Việt Nam cần có các quỹ bình ổn như các Quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi trích từ nguồn thu từ dầu mỏ, khí đốt nhằm đối phó khi nguồn thu từ dầu mỏ giảm. Việc sử dụng hiệu quả các quỹ trên như một tài sản tài chính cũng góp phần tạo ra các nguồn thu khác như đầu tư vào các trái phiếu quốc tế để tạo ra nguồn thu dài hạn trong tương lai. Ngồi ra các quỹ trên có thể xem là của để dành cho các thế hệ sau khi nguồn tài nguyên dầu mỏ cạn kiệt đi.

- Tránh việc nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào nguồn thu từ dầu mỏ, để làm được điều này cần phải đa dạng hoá nguồn bằng cách đa dạng hố cơng nghiệp, nơng nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra để

phát triển bền vững tránh việc phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế tri thức.

- Chi tiêu chính phủ nên tập trung vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, khoa học chứ không tập trung chủ yếu vào tăng tiền lương, an sinh xã hội cũng như các mục tiêu chính trị một cách quá mức, không cần thiết. Việc chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, giáo dục góp phần tạo ra các nguồn lực để phát triển bền vững

- Việc khai thác dầu mỏ Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do sản lượng suy giảm, trong khi việc phát hiện, triển khai khai thác các mỏ mới còn nhiều hạn chế, do đó cần phải khai thác có hiệu quả dầu mỏ tránh trường hợp vì sức ép kinh tế, tốc độ tăng trưởng dù giá dầu giảm nhưng vẫn phải tăng khối lượng khai thác nhằm bù đắp phần giảm do giá dầu để tạo nguồn thu ổn định như trước, điều này dẫn tới hậu quả cạn kiệt tài nguyên sớm, làm mất đi chi phí cơ hội khi giá dầu tăng cao.

4.4. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã được đầu tư nhiều thời gian và cơng sức nhưng nghiên cứu này vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế nhất định:

- Cơ sở dữ liệu về nền kinh tế Nga còn hạn chế nên việc thu thập thêm các biến số khác không được nhiều, số lượng quan sát cịn tương đối ít.

- Ngồi ra đối tượng nghiên cứu là nước Nga nên việc đưa ra các chính sách cịn hạn chế, chưa được đầy đủ.

Nếu điều kiện cho phép để tiến hành một nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế này và nghiên cứu sâu hơn, việc sử dụng mẫu với kích cỡ lớn hơn là cần thiết để nâng cao khả năng tổng quát hóa của đề tài, đồng thời tác giả sẽ bổ sung thêm các biến số, các yếu tố ảnh hưởng

đến nền kinh tế Nga nhằm tiếp tục làm rõ thêm các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nước Nga từ đó đưa ra các phân tích chi tiết đầy đủ hơn.

Danh mục Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt

1. Cao Hào Thi, Xuân Thành hiệu đính và biên dịch, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: Các phương pháp định lượng II.

2. Nguyễn Quang Dong, 2013, Giáo trình Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế quốc dân.

3. Thái Thị Cẩm Hợp, 2015, Luận văn Thạc sĩ: Tác động của cú sốc giá dầu

lên hoạt động kinh tế vĩ mơ Việt Nam và phản ứng của chính sách tiền tệ: Một các tiếp cận theo mơ hình SVAR

Tài liệu Tiếng Anh

1. Albatel, A.H., 2002, The Relationship Between Government Revenue and Expenditures in Saudi Arabia, Journal of the Gulf and Arabian Peninsula,

104(28): 13-36.

2. Alexiou, C., 2007, Unraveling the ‘Mystery’ Between Public Expenditure and Growth: Empirical Evidence from Greece, International Journal of

Economics 1(1): 21-31.

3. Auty, 2001, The political economy of resource-driven growth

4. Barro, R. J., 1991, Economic Growthin a Cross-Section of Countries, Quarterly Journal of Economics 106: 407-43.

5. Barro, R., 1974, Are Government Bonds Net Worth?, Journal of Political

Economy, 81(1): 095-1, 117.

6. Baghestani, H. and McNown, R., 1994, Do Revenues or Expenditures

Respond to Budgetary Disequilibria?, Southern Economic Journal, 60: 311-

322.

7. Birdsall, N., D. Ross and R. Sabot, 1995, Inequality and Growth Reconsidered, World Bank Economic Review 9: 477-508.

8. Bohn, H., 1991, Budget Balance Through Revenue or Spending Adjustment? Some Historical Evidence forthe United States, Journal of

Monetary Economics, 27: 335-359.

9. Burton, A., 1999, The Effect of Government Size on the Unemployment Rate, Public Choice 99: 3–4.

10. Darrat, A.F., 1998, Tax and spend, or spend and tax? An inquiry into the Turkish budgetary process, Southern Economic Journal, 64: 940-956.

11. Elias Elhannani, 2013, New channel for the “resource curse”

12. Engle, R. F., & Granger, C. W., 1987, Co-integration and error correction: representation, estimation, and testing, Econometrica: journal

of the Econometric Society, 251-276

13. Fölster, S. and Henrekson M., 2001, Growth Effects of Government

Expenditure and Taxation in Rich Countries, European Economic Review

45(8): 1501–1520.

14. Friedman, M., 1972, An Economist’s Protest, New Jersey; Horton and Co. Friedman, M., 1978, The Limitations of Tax Limitation, Policy

15. Grier and Tullock, 1989, An empirical analysis of cross-national economic growth, 1951-1980.

16. Ghura, D., 1995, Macro Policies, External Forces, and Economic Growth

in Sub-Saharan Africa, Economic Development and Cultural Change

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế nga (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)