Chương I : Giới thiệu
2.4. Lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề
2.4.2 Các nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ tà
tài nguyên đến tăng trưởng kinh tế
a. Quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
Sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế là một thực tế khách quan và đã được thừa nhận rộng rãi. Chính phủ dùng chính sách tài khóa để can thiệp vào nền kinh tế bằng cơng cụ thuế và chi tiêu công (Keynes (1936)). Tuy nhiên, vai trị của chi tiêu cơng đối với tăng trưởng kinh tế còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và cần thêm nhiều nghiên cứu (Grier&Tullock, 1989). Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác động của chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế là tiêu cực hoặc khơng có mối liên hệ (Akpan, 2005; Laudau, 1983), trong khi một số nhà nghiên cứu khác lại tin rằng chi tiêu cơng có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế (Korman & Barahmasrene, 2007).
Fölster và Henrekson (1999, 2001) khi tiến hành nghiên cứu dữ liệu bảng trên mẫu các quốc gia OECE trong giai đoạn 1970 – 1995 với mơ hình hồi quy bảng với các dữ liệu: tổng đầu tư, tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động và sự tăng trưởng của vốn nhân lực, thu nhập, tổng thuế và tổng chi tiêu của chính phủ. Kết quả cho rằng chi tiêu ngân sách công lớn tác động âm lên tăng trưởng kinh tế.
Guseh (1997) trong một nghiên cứu về tác động của qui mơ chính phủ lên tốc độ tăng trưởng kinh tế thực hiện hồi qui OLS, bằng cách dùng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1960 – 1985 cho 59 quốc gia đang phát triển thu nhập trung bình với các biến GDP; vốn cổ phiếu và tỷ lệ lao động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra là tăng trưởng trong qui mơ chính phủ có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế, nhưng các tác động âm ở các nước có hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn gấp ba lần ở các nước có hệ thống khác xã hội chủ nghĩa.
Sử dụng cách tiếp cận nhân quả Granger, Conte và Darrat (1988) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng khu vực công và tốc độ tăng trưởng kinh tế thực cho các quốc gia OECD. Nhấn mạnh đặc biệt là các hiệu ứng phản hồi từ tăng trưởng kinh tế lên gia tăng chi tiêu chính phủ là từ chính sách kinh tế vĩ mơ. Dựa trên các bằng chứng đạt được, gia tăng chi tiêu chính phủ có tác động hỗn hợp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, dương cho một vài quốc gia và âm cho các quốc gia khác. Tuy nhiên với khối các nền kinh tế OECD, tác động không rõ rệt của gia tăng chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế thực được nhìn thấy.
Trong khi đó các nghiên cứu sau chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng:
Alexiou (2007) trong nghiên cứu cho nền kinh tế Hy Lạp với các biến sản lượng, chi tiêu, lao động và độ mở của nền kinh tế, khẳng định bằng chứng cho thấy một mối quan hệ dương giữa gia tăng trong các thành phần chi tiêu và tăng trưởng GDP.
Theo Mitchell (2005), lý thuyết kinh tế không tự đưa ra các kết luận mạnh mẽ về tác động của chi tiêu chính phủ đối với các hoạt động kinh tế. Thật vậy, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng có những trường hợp trong đó chi tiêu chính phủ ở mức thấp hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ở hồn cảnh khác, chi tiêu chính phủ ở mức độ cao hơn cũng tạo ra các kỳ vọng. Do đó tuỳ vào từng trường hợp mà tác động của chi tiêu chính với tăng trưởng sẽ có những kết quả khác nhau
b. Mối quan hệ giữa nguồn thu từ tài nguyên và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ trên có nhiều tranh cãi như sau: một số nhà kinh tế cho rằng một quốc gia có giàu tài nguyên là một điều tốt, một số nhà kinh tế khác thì cho rằng giàu tài ngun là một lời nguyền. Vì sao có sự tranh cãi trên ?. Vì trên thực tế có một số quốc gia giàu tài nguyên như dầu mỏ, khống sản… thì lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị… một số quốc gia khác thì phát triển thịnh vượng. Điều này đưa ra câu hỏi việc giàu có về tài nguyên có một phước lành hay một lời nguyền cho một quốc gia.
Một số nhà kinh tế lý giải một số quốc gia giàu tài nguyên có thể gặp những khó khăn như sau:
- Sự giàu có tài nguyên có thể tạo ra sự đánh giá quá cao đối với đồng tiền của quốc gia đó, làm biến động tỷ giá hối đối, ngồi ra do tập trung vào lĩnh vực tài nguyên dẫn đến lĩnh vực sản xuất, công nghiệp khác bị suy
giảm làm mặt bằng tổng thể sản xuất, cơng nghiệp của quốc gia đó suy giảm so với trước kia.
- Việc giàu tài nguyên có thể dẫn đến tham nhũng, phân bổ khơng hiệu quả tài ngun và nguồn lực; có thể tạo ra các xung đột giữa chính phủ với người dân, giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương làm cản trở kinh tế sự tăng trưởng của các quốc gia giàu giàu tài nguyên.
- Nguồn thu tài nguyên có xu hướng biến đổi do sự thay đổi về công nghệ, về nhu cầu, ngoài ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường độ co giãn của cung theo giá thấp dẫn đến khi giá thay đổi thì sản lượng ít thay đổi kịp thời với sự thay đổi của giá trong ngắn hạn, các yếu tố trên có tương quan tiêu cực với sự tăng trưởng.
- Sự sẵn có quá mức của tài nguyên, nguồn lực tạo ra một cảm giác sai lầm về an ninh kinh tế cho người dân và chính phủ, ngồi ra chính phủ mất đi tầm nhìn để tạo ra một mơi trường cho tăng trưởng bền vững. Ngoài ra việc khai thác tài ngun có những rủi ro do ơ nhiễm môi trường mà lợi nhuận từ việc khai thác không thể bù đắp được.
- Các quốc gia giàu tài nguyên thường không ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và phân bổ ít thu nhập cho ngành giáo dục. Trong khi đó giáo dục là một điều kiện kiên quyết quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của một quốc gia vì giáo dục góp phần chuyển đổi lao động thô thành nguồn nhân lực.
Từ những nhận xét trên một số nhà nghiên cứu cho rằng sự giàu có tài nguyên có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ thông qua việc phân bổ sai nguồn lực, gây ra tham nhũng mà cịn làm suy yếu nguồn tích lũy vốn con người.
Một số nghiên cứu như Sachs và Warner (1997) tìm thấy giữa mối quan hệ tiêu cực giữa xuất khẩu dựa vào nguồn tài ngun tự nhiên (nơng nghiệp, khống sản và nhiên liệu) và tăng trưởng trong giai đoạn 1970-1990 từ 95 nước đang phát triển. Auty (2001) cũng nhận thấy rằng thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia nghèo tài nguyên tăng nhanh hơn từ hai đến ba hơn so với các nước giàu tài nguyên trong giai đoạn 1960-1990. Các nghiên cứu trên thể hiện nguồn thu từ tài ngun khơng góp phần làm tăng trưởng kinh tế.
Abeysinghe (2001) còn chỉ ra thêm ngay cả các nhà xuất khẩu dầu mỏ cũng khơng thể thốt khỏi ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu cao gián tiếp thông qua các cán cân thương mại. Sự biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực và gây ra hiện tượng được gọi là “bệnh Hà Lan”. Bệnh Hà Lan là tác động tiêu cực đến nền kinh tế do sự gia tăng mạnh mẽ dòng tiền ngoại tệ chảy vào nền kinh tế, chẳng hạn như việc phát hiện trữ lượng dầu lớn. Dòng tiền đổ vào dẫn đến sự tăng giá tiền tệ, thu hút nguồn lao động từ các ngành nghề khác, dẫn đến tăng chi phí sản xuất làm cho các sản phẩm khác của nước này giảm khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường xuất khẩu làm nền kinh tế mất khả năng cạnh tranh dẫn đến suy giảm về kinh tế.
Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại cho rằng:
- Tài nguyên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Nếu khơng có tài ngun, đất đai thì sẽ khơng có sản xuất. Tài nguyên trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định: Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn địi hỏi một q trình lâu dài,
gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng, đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Đặc biệt một số quốc gia đã phát triển kết hợp giữa khoa học công nghệ, giáo dục với nguồn tài nguyên phong phú làm nguồn lực phát triển kinh tế một cách bền vững như Đức, Mỹ…
Suy luận trên thể hiện qua các nghiên cứu của Schrank, A., 2004 với nghiên cứu Reconsidering the “Resource Curse” và Stijns, J.P.C., 2005 với nghiên cứu: Natural resource abundance and economic growth revisited cho rằng Tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua cả hai kênh tích cực và tiêu cực. Daniel Lederman và William Maloney Natural trong nghiên cứu Resources Neither Curse nor Destiny (năm 2007) đã gợi ý rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là lời nguyền hay số phận, thay vào đó các tác giả khẳng định rằng đó là một cái túi hỗn hợp: một số nước giàu tài nguyên hoạt động kém, một số nước khác thì khơng.
Gylfason (2001) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra một kết luận: Điều có vẻ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của đất nước đó mà chính là chất lượng trong quản lý tài nguyên và trong quản lý kinh tế và trong các thể chế nói chung của đất nước đó.
c. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ, nguồn thu từ tài nguyên lên tăng trưởng kinh tế
Katsuya Ito (2008) trong nghiên cứu về giá dầu và nền kinh tế của Nga, tác giả sử dụng mơ hình VECM, kiểm nghiệm ảnh hưởng của giá dầu với tỷ giá, lạm phát, GDP, lãi suất trong khoảng thời gian từ quý I 1997 đến quý IV 2007. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng giá dầu tăng 1% góp phần tăng trưởng GDP thực trong khoảng 0,25% trong 12 quý tới và làm lạm
phát tăng 0,36% so với cùng kỳ. Tác giả thấy rằng cú sốc tiền tệ thông qua kênh lãi suất ngay lập tức ảnh hưởng đến GDP thực và lạm phát theo dự đoán của lý thuyết và cú sốc tiền tệ đối với nền kinh tế lớn hơn cú sốc giá dầu.
Cherifa Bouchaour & Hussein Ali Al-Zeaud (2012) sử dụng mơ hình VECM kiểm tra sự tác động kiểm tra tác động của biến động giá dầu lên nền kinh tế vĩ mô của Algeria trong giai đoạn 1980-2011; bằng cách sử dụng năm biến số kinh tế vĩ mơ chính: GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái thực, cung tiền M2. Kết quả cho thấy biến động giá dầu có ảnh hưởng gián tiếp đến GDP thực; điều đó giải thích do sự tăng giá dầu tạo thu nhập cao hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của GDP. Ngoài ra sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ ở Algeria ngày càng tăng trong hơn bốn thập kỷ đã dẫn đến sự suy thoái của nhiều ngành công nghiệp như là ngành công nghiệp sắt thép, cơng nghiệp dệt và da. Điều đó đóng góp đáng kể vào gia tăng thất nghiệp và được biết đến như là tác động của căn bệnh Hà Lan. Ngoài ra cú sốc giá dầu đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá thực cũng như cung tiền của Algeria.
Nghiên cứu của Helmi Hamdi, Rashid Sbia (2013), tác giả sử dụng mơ hình VECM nghiên cứu mối quan hệ năng động giữa thu nhập dầu, chính phủ chi tiêu và tăng trưởng kinh tế ở Vương quốc Bahrain với nguồn dữ liệu từ năm 1960 đến 2010. Nghiên cứu chỉ ra doanh thu từ dầu mỏ vẫn là nguồn tạo ra tăng trưởng và là kênh chính tài chính cho chính phủ chi tiêu, tuy nhiên tác giả cũng cho rằng chi tiêu chính phủ khơng làm tăng trưởng nền kinh tế do chi tiêu chính phủ khơng vào đầu tư mà vào phúc lợi xã hội.
Kegomoditswe Koitsiwe, Tsuyoshi Adachi (2015) Nghiên cứu này thực nghiệm điều tra mối quan hệ năng động giữa thu nhập từ nguồn thu tài nguyên, chi tiêu của chính phủ, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Botswana. Dữ liệu hàng quý từ năm 1994 đến năm 2012 được phân tích thơng qua việc sử dụng mơ hình tự điều chỉnh vector (VAR). Nghiên cứu cho thấy phản ứng tích cực và tiêu cực đối với các cú sốc của nguồn thu tài nguyên, chỉ ra rằng doanh thu từ tài nguyên tác động đến thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của chính phủ. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy thu nhập từ tài nguyên và tỷ giá hối đoái gây ra tăng trưởng kinh tế trong khi tiêu dùng của chính phủ là do thu nhập từ tài nguyên và tăng trưởng kinh tế tạo ra. Qua đó đưa ra kết luận việc khai thác tài ngun có vai trị quan trọng trong nền kinh tế của Botswana.
Qua các nghiên trên đã chỉ ra rằng vẫn cịn có sự tranh cãi về tác