Các đặc điểm Chính sách tài khố của các nước xuất khẩu dầu mỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế nga (Trang 35 - 39)

Chương I : Giới thiệu

2.5. Các đặc điểm Chính sách tài khố của các nước xuất khẩu dầu mỏ

trong một số trường hợp nguồn thu từ tài dầu mỏ, chi tiêu chính phủ tác động tích cực đến tăng trưởng và ngược lại. Mối quan hệ đó phụ thuộc vào từng quốc gia. Việc nghiên cứu mối quan hệ nhau đó sẽ giúp làm rõ tác động của từng yếu tố nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu chính lên tăng trưởng nhằm có sự điều chỉnh phù hợp trong việc thực hiện các chính sách.

2.5. Các đặc điểm Chính sách tài khố của các nước xuất khẩu dầu mỏ mỏ

Ở một số nước xuất khẩu dầu, sự phụ thuộc tài chính vào dầu mỏ dẫn đến quản lý tài chính có nhiều thách thức với các đặc điểm tài chính như sau:

- Giá dầu tăng có xu hướng làm các quốc gia xuất khẩu dầu ít thay đổi, điều chỉnh chính sách tài chính và ít thực hiện chính sách tiết kiệm. Do

tích lũy thặng dư ngân sách trong thời kỳ dầu mỏ đang bùng nổ thường không được ưa chuộng về mặt chính trị và một phần áp lực tăng chi tiêu cơng (Talvi & Vegh, 2005) vì Chính phủ các nước xuất khẩu dầu thường có xu hướng đối mặt với nhu cầu "hiện đại hóa" nền kinh tế để đáp ứng nguyện vọng của cơng dân. Hậu quả là chính phủ trực tiếp tham gia vào các dự án cơng có quy mơ lớn và trải qua các chính sách tài khóa thuận chu kỳ. Nguồn thu tăng lên thu dầu mỏ đòi hỏi phải được chi tiêu, được đưa vào đầu tư công nhưng việc tăng cường đầu tư chưa chắc đã làm lợi nhuận tăng trưởng và khơng tạo ra lợi ích cho xã hội .

- Nguồn thu từ dầu mỏ q lớn làm Chính phủ khơng chú trọng phát triển các nguồn thu phi dầu mỏ (Bornhorst et al, 2008). Các nước xuất khẩu dầu thường phải đối mặt với những khó khăn về vay mượn trong suốt chu kỳ giá dầu thấp, điều đó làm giảm khả năng duy trì mức chi tiêu trước đây của chính phủ và buộc chính phủ phải cắt giảm các chi phí tốn kém. Việc cắt giảm trên cũng làm giảm hiệu quả của vốn công.

- Ngồi ra chính sách tài khố cịn phụ thuộc vào yếu tố chính trị dẫn đến một số trường hợp các kế hoạch đầu tư không mang lại thặng dư cho xã hội vì các lời hứa hẹn của các nhà chính trị khi tranh cử, chứ khơng xuất phát từ các nhu cầu khách quan của nền kinh tế

Ngoài ra các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có những thách thức như sau:

Chính sách tài khóa ở các nước xuất khẩu dầu phải đối mặt những thách thức cụ thể liên quan đến thu nhập từ dầu có thể cạn kiệt, dễ biến động và không chắc chắn và nguồn thu chủ yếu xuất phát từ mua bán dầu từ nước ngồi. Các thách thức này có tác động mạnh đối với các quốc gia có thu nhập từ ngành dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Ngoài ra

việc khai thác dầu mỏ tạo ra những thách thức khó giải quyết trong cả dài hạn và ngắn hạn: quản lý kinh tế vĩ mơ và kế hoạch tài chính trong thời gian ngắn và sự công bằng giữa các thế hệ và bền vững về tài chính trong dài hạn

a. Các vấn đề về ngắn hạn: quản lý kinh tế vĩ mơ và lập kế hoạch tài chính

Thách thức ngắn hạn đối với chính sách tài khóa trong các quốc gia xuất khẩu dầu xuất phát từ sự biến động và khả năng khơng dự đốn được của giá dầu. Điều này có nghĩa là tài chính tài khố phụ thuộc vào biến động và nằm ngoài khả năng kiểm sốt của chính quyền. Điều này đặt ra một thách thức cho cả quản lý kinh tế vĩ mô và lập kế hoạch tài chính. Sự biến động giá dầu, làm thu ngân sách biến đổi, điều này cũng làm chi tiêu của chính phủ cũng biến động cùng chiều theo và những thay đổi đột ngột trong chi tiêu của chính phủ, có thể làm biến động kinh tế vĩ mô và giảm triển vọng tăng trưởng.

b. Các vấn đề dài hạn: công bằng cho các thế hệ sau và tài chính bền vững

Về lâu dài thách thức bắt nguồn từ sự cạn kiệt trữ lượng dầu và mối quan tâm của về tính bền vững tài chính và sự phân bổ nguồn lực cơng bằng. Chính sách chủ yếu để giải quyết những thách thức này là để tiết kiệm thu nhập dầu khí nhằm tích lũy tài sản tài chính hoặc đầu tư vào tài sản vật chất. Sau kết thúc sản xuất dầu, doanh thu từ các tài sản khác có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu nhập dầu và để duy trì mức chi tiêu. Tài sản dầu do đó dần dần chuyển thành tài sản tài chính, vào cơ sở vật chất hạ tầng để duy trì sự giàu có của đất nước nói chung và bảo quản nó cho các thế hệ tương lai sau này. Tuy nhiên, để làm được điều đó có nhiều thách thức. Ví

dụ: có sự khơng chắc chắn về tương lai của giá dầu, về trữ lượng dầu và về chi phí trong việc sản xuất dầu mỏ như có kỹ thuật mới tạo ra nguồn năng lượng khác làm thay thế phần lớn dầu hoặc tăng cường đáng kể hiệu quả trong việc sử dụng dầu, điều đó sẽ làm giảm đáng kể giá trị trữ lượng dầu mỏ hoặc thậm chí làm cho chúng trở nên lỗi thời.

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế nga (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)