Chương I : Giới thiệu
2.4. Lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề
2.4.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách nhà nước
nhập hội tụ có điều kiện một khi chúng ta tính đến tăng trưởng dân số, tỉ lệ đầu tư và vốn con người. Cũng như trong mơ hình Solow, cơng nghệ là hàng hóa cơng sẵn có cho tất cả và nằm ngồi mơ hình. Điều quan trọng cần nhớ là hội tụ có điều kiện khơng có nghĩa là các nước nghèo thật sự bắt kịp các nước giàu. Vì đầu tư vào vốn con người và vật chất, cùng tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động giữa các quốc gia giàu, nghèo là khác nhau, do đó các nước khơng đạt đến cùng mức thu nhập ở trạng thái dừng. Kết luận chính của mơ hình là các nước nghèo khơng đuổi kịp các nước giàu là do đầu tư không đủ vào giáo dục, chứ khơng vì mức vốn trên mỗi lao động thấp.
2.4. Lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề
2.4.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách nhà nước nước
Trong lĩnh vực tài chính cơng, mối quan hệ giữa nguồn thu và chi tiêu của chính phủ đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách. Nó địi hỏi các nhà chính sách phải cân đối giữa nhu cầu đầu tư của chính phủ liên tục gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong khi đó việc tăng các nguồn thu của chính phủ thơng qua thu thuế ngày càng khó khăn do mức thuế suất ngày càng giảm, các hàng rào về thuế quan ngày càng được gỡ bỏ, ngoài ra một số quốc gia có thu nhập bình qn đầu người
thấp nên việc tăng thuế khó thực hiện. Việc hiểu được mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu là một điều rất quan trọng để cân bằng ngân sách, thực hiện tốt các chính sách tài khố.
Kollias và Makrydakis (2000) nghiên cứu quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Vương quốc Anh và Mỹ ủng hộ mối quan hệ nhân quả một chiều từ nguồn thu đến chi tiêu chính phủ. Mặt khác, giả thuyết chi tiêu và thuế được ủng hộ bởi các nghiên cứu Peacock và Wiseman (1961), Anderson et al. (1986) cho Úc và Nam Phi. Giả thuyết về mối quan hệ nhân quả một chiều giữa nguồn thu và chi tiêu chính phủ được ủng hộ bởi các nghiên cứu Miller và Russek (1990), Bohn (1991) cho Canada.
Trong trường hợp của Saudi Arabia, Al-Hakami (2002) đã sử dụng qui trình hai bước để kiểm định tính đồng liên kết và kiểm định Wald để kiểm định tính nhân quả phát hiện ra mối quan hệ nhân quả một chiều từ nguồn thu đến chi tiêu chính phủ trong mơ hình hai biến và mối quan hệ hai chiều trong mơ hình ba biến khi GDP được thêm vào mơ hình.
Von Furstenberg et al. (1986), Anderson và cộng sự (1986) đã tìm thấy chi tiêu tác động lên doanh thu trong trường hợp của Hoa Kỳ. Baghestani và McNown (1994) khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả giữa doanh thu và chi tiêu.
Nghiên cứu của Yashobanta và Behera (2012) đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa doanh thu và chi tiêu của chính phủ ở Ấn Độ với mơ hình VECM với biến doanh thu và chi tiêu chính phủ (từ năm 1970 - 2008), qua đó đã phát hiện ra rằng mối quan hệ nhân quả dài hạn hai chiều giữa doanh thu và chi tiêu của chính phủ Ấn Độ. Tác giả đưa ra kết luận mối quan hệ giữa doanh thu và chi tiêu của Chính phủ tuân theo giả thuyết đồng bộ hóa tài chính
Sajjad Faraji Dizaji (2014) Kiểm tra các cú sốc của dầu mỏ lên lên quan hệ thu chi của chính phủ Iran với mơ hình SVAR gồm các biến giá dầu, tỷ lệ doanh thu dầu/GDP và tỷ lệ tổng chi tiêu của chính phủ/GDP từ năm 1970–2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhân quả mạnh đi từ doanh thu phủ đến chi tiêu chính phủ trong nền kinh tế Iran, trong khi bằng chứng cho quan hệ nhân quả ngược lại là rất yếu. Nhìn chung các kết quả ủng hộ cho giả thuyết về thu ngân sách quyết định chi tiêu của Iran.
Các nghiên cứu trên cho thấy tùy vào từng quốc, từng thời điểm mà các quốc gia đó áp dụng nguyên tắc nào trong 4 giả thuyết về thu chi ngân sách. Do có sự áp dụng khác nhau giữa các quốc gia nên khơng thể có 1 lý thuyết chung để áp dụng cho tất cả các quốc gia, để áp dụng lý thuyết nào ta cần kiểm tra mối quan hệ thu chi của nước Nga để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.