Sơ đồ tổng hợp hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 73 - 93)

4.1.5.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Bảng 4.7. Kết quả giá trị hệ số R2 đã điều chỉnh

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .830a .689 .682 .56388887 a. Predictors: (Constant), VH, PL, NN, CT b. Dependent Variable: YC

Theo kết quả bảng trên R2 đã điều chỉnh có giá trị là 0.682 nghĩa là khoảng 68.2% các

yêu cầu được giải thích bởi 4 biến độc lập là hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, văn hóa xã hội và giáo dục nghề nghiệp.

4.1.5.2. Kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig. Correlations Collinearity Statistics B Std.

Error

Beta Zero-

order

Partial Part Tolerance VIF

1 (Constant) 1.379E-017 .042 .000 1.000 PL .423 .042 .423 10.091 .000 .423 .604 .423 1.000 1.000 NN .412 .042 .412 9.829 .000 .412 .594 .412 1.000 1.000 CT .497 .042 .497 11.849 .000 .497 .665 .497 1.000 1.000 VH .306 .042 .306 7.308 .000 .306 .481 .306 1.000 1.000 a. Dependent Variable: YC

Từ kết quả bảng trên ta thấy tất cả các giá trị Sig < 0.05, như vậy với độ tin cậy 95% và kết quả thống kê mô tả, tác giả kết luận rằng 4 biến CT, PL, VH, NN có mối tương quan với biến YC, đồng thời các giá trị VIF đều < 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến tức là khơng có mối quan hệ tuyến tính nào giữa các biến.

4.1.5.3. Ý nghĩa các hệ số hồi quy (chưa chuẩn hóa)

Khi nhân tố hệ thống chính trị tăng 1 đơn vị so với ban đầu, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ làm cho các yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC tăng thêm 0.497 đơn vị. Điều này có nghĩa là khi giải quyết được những hạn chế trong nhân tố hệ thống chính trị sẽ làm cho tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng 1 đơn vị, tổ hợp tuyến tính của yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC tăng 0.497 đơn vị. Tương tự, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố hệ thống pháp lý tăng 1 đơn vị làm cho yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC tăng 0.423 đơn

vị, nhân tố giáo dục nghề nghiệp tăng 1 đơn vị làm cho yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC tăng 0.412 đơn vị, nhân tố văn hóa xã hội tăng 1 đơn vị làm cho yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC tăng 0.306 đơn vị.

4.1.5.4. Ý nghĩa các hệ số hồi quy (đã chuẩn hóa)

Bảng 4.9. Xác định mức độ tác động của từng nhân tố Biến độc Biến độc lập Tên biến Hệ số hồi quy chuẩn hóa Thứ bậc (Mức độ tác động giảm dần) CT Hệ thống chính trị 0.497 1 PL Hệ thống pháp lý 0.423 2 NN Giáo dục nghề nghiệp 0.412 3

VH Văn hóa xã hội 0.306 4

Mơ hình hồi quy bội chuẩn hóa với hệ số hồi quy theo mức độ giảm dần như sau:

YC = 0.497CT+0.423PL + 0.412NN+ 0.306VH

Căn cứ vào kết quả hồi quy chuẩn hóa, mức độ tác động của 4 nhân tố theo thứ tự giảm dần lần lượt là hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, giáo dục nghề nghiệp và văn hóa xã hội. Như vậy, trong điều kiện đặc thù của nước ta thì nhân tố hệ thống chính trị có mức độ tác động mạnh nhất và nhân tố văn hóa xã hội có mức độ tác động thấp nhất.

4.2. Phân tích và bàn luận về thực trạng

4.2.1. Về nhân tố hệ thống chính trị

(1) Về sự hỗ trợ từ các cơ quan hành pháp và lập pháp

Với giá trị trung bình 3.85 và độ lệch chuẩn 0.872 thì “Sự hỗ trợ từ các cơ quan hành

pháp và lập pháp” là nhân tố tác động mạnh nhất đến trách nhiệm giải trình BCTC trong

nhóm nhân tố Hệ thống chính trị. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp, để các văn bản quy phạm pháp luật trở nên có hiệu lực và thi hành rộng rãi trong nhân dân thì nhất thiết cần có sự hỗ trợ của hai cơ quan này. Trong những năm qua, Quốc hội cũng đã có nhiều buổi hội thảo lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, của người dân về ưu nhược điểm của các chính sách tài chính, về hệ thống kế tốn, thực tiễn ứng dụng các quy định này, những khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện để từ đó có những thay đổi hoặc ban hành các văn bản pháp luật phù hợp. Cụ thể, năm 2015, Quốc hội đã ban hành Luật NSNN mới với nhiều thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu về cân đối, quản lý NSNN. “Luật NSNN 2015 được giới chuyên môn đánh giá cao với hành lang pháp lý mới hoàn

thiện và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, góp phần quan trọng vào quá trình cải cách tài chính cơng theo hướng hiện đại, hội nhập thông lệ quốc tế” (Nguyễn

Minh Tân, 2015). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng tăng cường cơng tác giám sát, xem xét các BCTC và báo cáo quyết tốn cũng như các chương trình thu chi khác của các địa phương

nhằm đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Đối với Chính phủ, Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị định, thông tư nhằm hướng dẫn chi tiết hơn luật của Quốc hội, hỗ trợ người dân và các đơn vị trong công tác thực thi. Cụ thể, ngày 21/12/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN. Nghị định này đã cụ thể các điều khoản về lập dự toán ngân sách, thu chi ngân sách, quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyết tốn ngân sách, cơng khai ngân sách,... Ngày 14/3/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 25/2017/NĐ-CP về Báo cáo tài chính Nhà nước. Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 559/QĐ-TTg

phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính

Nhà nước”. Rõ ràng, Quốc hội và Chính phủ cũng có nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ các cơ quan,

đơn vị thực thi nhiệm vụ của mình, hồn thiện các quy định về hệ thống BCTC, tăng cường mức độ công khai BCTC nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, tuy nhiên xét về hiệu quả hoạt động thì các quy định này vẫn cịn nhiều bất cập, chưa hồn tồn đáp ứng được nhu cầu thực tế, các cơ quan, đơn vị thực hiện cịn nhiều lúng túng trong cơng tác hằng ngày, BCTC và báo cáo NSNN chưa đáp ứng nhu cầu thông tin, chưa hỗ trợ cao cho cơng tác giải trình.

(2) Về sự giám sát của Quốc hội

“Sự giám sát của Quốc hội” là nhân tố có mức tác động thứ hai đến trách nhiệm giải

trình BCTC trong nhóm nhân tố Hệ thống chính trị với giá trị trung bình 3.79 và độ lệch chuẩn 0.911. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo điều 68 Hiến pháp 2013: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền

lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

năm 2015, vai trò giám sát của Quốc hội thể hiện rõ thông qua các hoạt động: (1) Xem xét báo cáo của các cơ quan và cá nhân, (2) Chất vấn, (3) Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Hằng năm, BCTC của các cơ quan bộ ngành đều phải nộp để Quốc hội xem xét và đưa ý kiến, đồng thời Quốc hội cũng có thể chất vấn, u cầu giải trình về các khoản mục, chỉ tiêu được trình bày trên BCTC. Trong các hình thức giám sát, chất vấn được coi là một công cụ giám sát mạnh và có hiệu quả nhất (Nguyễn Thị Hồng, 2011). Trong những năm qua, hoạt động chất vấn ln được đẩy mạnh, địi hỏi các cơ quan ban ngành phải có trách nhiệm trong cơng tác và sẵn sàng giải trình trước Quốc hội về kết quả đạt được của mình liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách, thực hiện dự án,... Đối với hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội xem xét, phát hiện

những nội dung chưa rõ ràng, áp dụng chưa thống nhất để kịp thời xử lý nhằm tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, hiệu quả thực tế cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động giám sát của Quốc hội cũng cịn có những hạn chế nhất định. Một số báo cáo gửi đến Quốc hội nhất là các BCTC, báo cáo quyết tốn NSNN cịn chậm, chưa bảo đảm đúng thời hạn do pháp luật quy định nên thời gian để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xem xét kỹ các báo cáo cịn ít. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong một số trường hợp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, có lúc cịn chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng văn bản, chủ yếu mới tập trung vào tiến độ ban hành, số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, “quy định pháp luật về thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn còn quá

chung chung, đặc biệt hạn chế lớn nhất là vẫn chưa làm rõ được trách nhiệm của người bị chất vấn và giải đáp của người đứng đầu các Bộ, ngành, chưa đi đúng trọng tâm câu hỏi, trả lời còn thiếu thẳng thắn, vòng vo, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tính nghiêm túc”

(Nguyễn Thị Hoài Phương, 2017). Những điều này đã làm cho hiệu quả giám sát của Quốc hội còn chưa được như mong muốn. Từ đó, Quốc hội chưa nắm rõ được ý chí của đơn vị giải trình về các vấn đề liên quan, chưa có những văn bản điều chỉnh phù hợp, đồng thời cũng chưa thúc đẩy đơn vị giải trình chịu trách nghiệm làm rõ kết quả hoạt động trong năm của mình.

(3) Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế mà trong đó Chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Sau giải phóng, do nhu cầu phục hồi kinh tế, ổn định đất nước và tập trung phát triển kinh tế theo chiều rộng thì mơ hình phát huy được cơng dụng này của nó và gặt hái được thành tựu nhất định. Tuy nhiên, khi kinh tế đã ổn định và tập trung phát triển theo chiều sâu thì mơ hình này bộc lộ nhiều hạn chế và khơng cịn phù hợp. Trong thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia cho rằng dù đã có nhiều

nỗ lực cải cách nhưng vẫn tồn tại ít nhiều những “Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung” với giá trị trung bình 3.28 và độ lệch chuẩn 0.925. Mọi hoạt động thu chi trong

khu vực công đều tập trung vào một đầu mối quản lý là Nhà nước thông qua NSNN. Hầu hết các BCTC được lập chủ yếu đều phục vụ cho mục tiêu quyết toán NSNN (Cao Thị Cẩm Vân, 2016). Hay nói cách khác Nhà nước chỉ có một ngân sách duy nhất, ngân sách này ban đầu do Nhà nước toàn quyền xử lý và quyết định sử dụng, phủ nhận sự tồn tại độc lập của địa phương. Phương án này tạo ra sự thụ động cũng như trông chờ vào Trung ương và đặc

biệt là nguồn lực vốn có của xã hội có thể bị sử dụng lãng phí, khơng đáp ứng đúng đắn và kịp thời nhu cầu của người dân (Phạm Quang Huy, 2014). Trong những năm gần đây, dù cơ chế quản lý tài chính Nhà nước đã có nhiều đổi mới song tính trì trệ vẫn nặng nề, khơng khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong công việc, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Nhà nước, việc khai hóa thơng tin chưa được chú trọng, tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình BCTC và các thơng tin tài chính chưa được nâng cao. Bên cạnh đó, theo Phạm Duy Nghĩa (2015), hệ thống đánh giá chất lượng cán bộ lãnh đạo và cơ hội thăng tiến của họ chưa chuyển đổi sang đánh giá dựa trên kết quả đầu ra mà vẫn chủ yếu trên các chỉ tiêu thành tích có truyền thống từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Hệ thống các chỉ tiêu thành tích này được theo dõi định kỳ hằng năm hoặc theo nhiệm kỳ của cán bộ lãnh đạo. Cách đánh giá này dẫn đến lệch lạc trong trách nhiệm giải trình ở Việt Nam, thường gọi là bệnh thành tích và tư duy nhiệm kỳ. Hai căn bệnh này làm suy yếu cách đo lường chất lượng cán bộ cũng như chất lượng công việc, chất lượng thơng tin theo tiêu chí đầu ra, ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, tin cậy những thơng tin giải trình, đặc biệt là thơng tin BCTC. Với những phân tích trên cho thấy những tồn tại từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ảnh hưởng đáng kể đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng nước ta hiện nay.

(4) Về thể chế chính trị

Với giá trị trung bình 2.94 và độ lệch chuẩn 0.822 thì “Thể chế chính trị” cũng được các chuyên gia cho rằng có tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC của một quốc gia.

Việt Nam đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, tại đại hội VI (1986), Đảng đã coi “Đảng

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã

hội (Trần Thành, 2016). “Kể từ đó đến nay, sự vận hành của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, nhân dân làm chủ ngày càng được cụ thể hóa và hoạt động hiệu quả, thể hiện rõ tính ưu việt mối quan hệ Đảng-Nhà nước-Nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nguyễn Bá Dương, 2016). Tuy nhiên, tính đến thời điểm này văn kiện Đại hội XII

đã chỉ rõ: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi

chưa phát huy được vai trị, sức mạnh của nhân dân” và “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ cịn hạn chế, hoặc mang tính hình thức”. Đây cũng chính là vấn đề Đảng ta đang nghiên cứu giải quyết

nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của nhân dân trong thời gian tới. Theo lý thuyết các nền văn hóa, quốc gia nào có nền dân chủ càng cao thì vai trị của nhân dân càng được đề cao, họ có nhu cầu cao trong việc tiếp cận và sử dụng thơng tin BCTC, chính vì thế tạo được áp

lực đối với chính quyền để họ cung cấp BCTC minh bạch, hữu ích, trung thực, đáng tin cậy và có thể giải trình (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014). Như vậy, để thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm giải trình thì việc thúc đẩy tính dân chủ là điều vô cùng cần thiết.

4.2.2. Về nhân tố hệ thống pháp lý

(1) Về hệ thống văn bản BCTC

Qua thực tế khảo sát, hầu hết các chuyên gia đồng tình với ý kiến “Hệ thống văn bản

BCTC còn hạn chế, chưa đồng nhất và thể hiện được mục tiêu giải trình” với giá trị trung

bình 4.40 và độ lệch chuẩn 0.830. Đây là nhân tố có mức độ tác động lớn nhất trong nhóm nhân tố hệ thống pháp lý. Do tồn tại nhiều chế độ kế toán khác nhau, mỗi một chế độ kế toán lại quy định khác nhau về BCTC dẫn đến hệ thống BCTC cũng vô cùng khác biệt từ nội dung đến hình thức, cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.10. Tổng hợp hệ thống báo cáo của các chế độ kế tốn khu vực cơng

STT CHẾ ĐỘ

KẾ TOÁN HỆ THỐNG BÁO CÁO MỤC TIÊU THƠNG TIN

01

Kế tốn ngân sách và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 73 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)