Thống kê đối tượng khảo sát theo Vị trí cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 62 - 68)

Vị trí cơng tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Giảng viên 19 10.4 10.4 10.4

Kế toán trưởng 5 2.7 2.7 13.2

Kế toán viên 148 81.3 81.3 94.5

Kiểm toán viên 3 1.6 1.6 96.2

Kiểm soát viên 6 3.3 3.3 99.5

Cán bộ quản lý 1 .5 .5 100.0

Total 182 100.0 100.0

Kết quả khảo sát có 10.4% là giảng viên, 2.7% là kế toán trưởng, 81.3% là kế toán viên, 1.6% là kiểm toán viên, 3.3% là kiểm soát viên và 0.5% là cán bộ quản lý.

+ Phần nội dung: Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Liker 5 điểm (1 là rất không đồng ý

đến 5 là rất đồng ý). Thang đo này giúp đo lường mức độ đồng ý hay không đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng biến quan sát cụ thể. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát tham khảo phụ lục 04.

3.4. Kết quả phỏng vấn chun gia và hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu

Thơng qua nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những khác biệt đặc thù về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… và do những nhân tố này được tập hợp từ các nghiên cứu của nhiều quốc gia khác nhau nên chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đứng trước vấn đề này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là những người hoạt động trong lĩnh vực công để có những thay đổi và hiệu chỉnh cho phù hợp [Tham khảo phụ lục 02]

3.4.1. Kết quả phỏng vấn chun gia

(1) Nhóm nhân tố hệ thống chính trị (CT): Các chuyên gia cho rằng biến quan sát việc

cơng nước ta. Tiếp đó, biến quan sát xung đột lợi ích giữa các nhóm lợi ích và tình trạng tham nhũng cũng khơng có tác động do đó các chun gia đề nghị loại 3 biến quan sát này.

(2) Nhóm nhân tố hệ thống pháp lý (PL): Theo ý kiến các chuyên gia, tất cả các biến

quan sát này đều thỏa mãn, có mức độ tác động nhất định đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng Việt Nam.

(3) Nhóm nhân tố kinh tế (KT): Các chuyên gia đều cho rằng nhóm nhân tố kinh tế khơng có sự tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng Việt Nam, do đó đề nghị loại nhóm nhân tố này ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

(4) Nhóm nhân tố văn hóa xã hội (VH): Chủ nghĩa cá nhân và bệnh thành tích là hai

biến quan sát các chuyên gia đề nghị loại ra trong nhóm nhân tố này.

(5) Nhóm nhân tố giáo dục nghề nghiệp (NN): Đứng trước thực tiễn Việt Nam hiện

nay, theo các chuyên gia những biến quan sát trong nhóm nhân tố này có mức độ tác động nhất định đến trách nhiệm giải trình BCTC vì vậy nhóm nhân tố này khơng loại biến quan sát nào.

Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng để nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng Việt Nam thì cần thực hiện những u cầu sau:

 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, ban hành pháp luật cụ thể về trách nhiệm giải trình

BCTC.

 Cải cách hệ thống kế tốn bao gồm các cơng việc hồn thiện q trình vận dụng mơ

hình quản lý cơng mới NPM, thực hiện Tổng kế toán Nhà nước và xây dựng Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam trên cơ sở vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế IPSAS.

 Nâng cấp hệ thống CNTT để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thơng tin tài

chính của Chính phủ.

 Hoàn thiện hệ thống BCTC để BCTC phục vụ được cho nhiều đối tượng chứ không

riêng cơ quan quản lý Nhà nước.

 Nâng cao chất lượng kiểm tốn Nhà nước.

3.4.2. Hiệu chỉnh mơ hình

Để có một mơ hình phù hợp hơn cho cơng tác nghiên cứu, dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả tiến hành hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng Việt Nam

Lúc này, mơ hình hồi quy bội có dạng như sau:

YC =∝ + 𝜷𝟏 𝑪𝑻 + 𝜷𝟐𝑷𝑳 + 𝜷𝟑𝑽𝑯 + 𝜷𝟒 𝑵𝑵 + Ei

Trong đó:

Hệ thống chính trị (CT) bao gồm các biến quan sát:

(1) Thể chế chính trị: Phản ánh cơ chế chung của một quốc gia và quan điểm chính trị

trong công tác quản lý cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.

(2) Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Dù đã trải qua một giai đoạn dài

phát triển đất nước theo hướng kinh tế thị trường, tuy nhiên còn tồn đọng trong công tác quản lý ảnh hưởng đến chất lượng cơng vụ nói chung và kế tốn cơng nói riêng, cụ thể như ngân sách toàn bộ do Nhà nước quản lý về mọi mặt gây nên tình trạng thụ động, lãng phí nguồn lực, bệnh thành tích và tư duy nhiệm kỳ,…

(3) Sự giám sát của Quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của

nước ta, vai trò giám sát của Quốc hội thể hiện qua 3 hoạt động: (i) Xem xét các báo cáo của cơ quan và cá nhân, (ii) chất vấn, (iii) giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

(4) Sự hỗ trợ từ các cơ quan hành pháp và lập pháp: Trong đó Quốc hội là cơ quan lập pháp, xem xét, giám sát các hoạt động, chương trình, dự án, BCTC và quyết tốn ngân sách hằng năm. Chính phủ là cơ quan hành pháp, ban hành các văn bản hướng dẫn giúp các văn bản quy phạm pháp luật từ Quốc hội được cụ thể hơn và hiện thực hóa trong đời sống.

Hệ thống pháp lý (PL) bao gồm các biến quan sát:

(1) Quá trình vận dụng mơ hình quản lý công mới NPM: Thể hiện mức độ áp dụng

quản lý truyền thống với nhiều hạn chế và tiến gần hơn đến việc xây dựng bộ máy hành chính cơng theo hướng hiện đại.

(2) Việc áp dụng mơ hình Tổng kế tốn Nhà nước: Thể hiện q trình áp dụng mơ hình

Tổng kế tốn Nhà nước hiện nay. Việt Nam thực hiện Tổng kế toán Nhà nước từ năm 2012 với cơ quan chủ đạo là Kho bạc Nhà nước đến nay đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên cịn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục khắc phục. Thực hiện thành công Tổng kế toán Nhà nước giúp tổng hợp, ghi nhận thông tin tài chính Nhà nước dưới dạng BCTC Nhà nước, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, cung cấp thơng tin tài chính minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế.

(3) Việc xây dựng Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam: Thể hiện quá trình xây dựng

Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam trên cơ sở vận dụng IPSAS. Việt Nam đã có định hướng xây dựng Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam từ lâu nhưng q trình thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn. Xây dựng thành cơng Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam hình thành một khn khổ pháp lý cho việc thực hiện kế toán, đảm bảo cho việc tiếp cận và đọc hiểu thơng tin tài chính của mọi đối tượng.

(4) Mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức thực hiện: Mức độ chấp hành

các văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá chất lượng cơng việc nói chung, việc lập BCTC nói riêng làm cơ sở gia tăng tính tin cậy thơng tin tài chính.

(5) Sự phối hợp của các ban ngành: Phản ánh mức độ tiếp nhận và thực thi của từng cơ quan đối với văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Nếu có sự tiếp nhận và thực thi giống nhau thì kết quả số liệu thu về từ các cơ quan là giống nhau và ngược lại.

(6) Hệ thống pháp luật về trách nhiệm giải trình: Các văn bản quy định về trách nhiệm

giải trình, mức độ quy định của các văn bản này.

(7) Hệ thống văn bản về BCTC: Văn bản quy định về hệ thống BCTC của từng đơn vị,

sự phù hợp các văn bản này so với thông lệ quốc tế.

(8) Tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá chất lượng thông tin BCTC khu vực công: Nhu

cầu cần thiết về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thơng tin BCTC nhằm gia tăng chất lượng thông tin BCTC.

(9) Quy định của Nhà nước về kế tốn khu vực cơng: Các quy định về cơ sở kế toán, chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, các nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo,…

Văn hóa xã hội (VH) bao gồm các biến quan sát:

(1) Phẩm chất đạo đức của cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi nhiệm vụ: Phản

(2) Trình độ dân trí: Phản ánh hiểu biết của người dân cũng như mối quan tâm của họ

về các hoạt động khu vực cơng nói chung và trách nhiệm giải trình BCTC nói riêng.

(3) Tư tưởng qua loa, chiếu lệ: Văn hóa thờ ơ trong việc, thái độ làm việc và giải đáp

thắc mắc của người dân.

(4) Nhu cầu tiếp cận với thơng tin tài chính Chính phủ của người dân: Nhu cầu được

biết tình hình tài chính, BCTC, báo cáo ngân sách, các quy định pháp lý khác từ Nhà nước.

Giáo dục nghề nghiệp (NN) bao gồm các biến quan sát:

(1) Hệ thống kiểm sốt nội bộ: Có hay khơng hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các đơn

vị khu vực công và sự cần thiết của hệ thống này.

(2) Kỹ năng chuyên môn của cán bộ kế tốn cơng: Mức độ chuyên môn nghề nghiệp

của cán bộ kế tốn cơng hiện nay, có đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp hay không.

(3) Hệ thống tổ chức thông tin: Mức độ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện

nay trong Chính phủ, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong công khai thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận thơng tin tài chính và các quy định pháp luật.

(4) Chất lượng kiểm toán Nhà nước: Mức độ hiệu quả của kiểm toán Nhà nước trong

việc phát hiện các sai sót của BCTC, các ý kiến, đóng góp hỗ trợ các đơn vị lập BCTC trung thực, có ý nghĩa.

(5) Khả năng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin: Mức độ công khai thông

tin, các quy định pháp lý về trách nhiệm giải trình, quy định người dân được yêu cầu cán bộ giải trình các vấn đề cần thiết.

(6) Mức độ phân quyền, trao quyền: Mức độ Nhà nước phân quyền cho địa phương tự

quyết định các khoản ngân sách phù hợp với nhu cầu địa phương, mức độ cán bộ quản lý phân quyền cho cán bộ thực thi cơng việc hằng ngày của mình.

(7) Cơ cấu tổ chức, quản lý: Hệ thống phân cấp quản lý Trung ương và địa phương, tổ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, chương này tác giả đã chọn lọc và tập trung làm rõ các phương pháp được sử dụng để làm rõ nội dung nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu với mục tiêu tổng hợp tồn bộ q trình nghiên cứu. Từ những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước thu thập được, tác giả phân tích tài liệu và đề xuất mơ hình nghiên cứu ban đầu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện lần lượt 2 giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng. Mỗi một giai đoạn sẽ có các phương pháp phù hợp tương ứng. Tiếp đó, tác giả làm rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp lý luận khách quan kết hợp với các phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp khám phá nhân tố EFA, phương pháp phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định như kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định Bartlett và kiểm định KMO, kiểm định phương sai trích. Cuối cùng, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực cơng mà những nhân tố này phải phù hợp với đặc thù kinh tế của Việt Nam thông qua phỏng vấn chuyên gia, từ đó hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức để thu thập dữ liệu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)