Tổng hợp hệ thống báo cáo của các chế độ kế toán khu vực công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 79)

STT CHẾ ĐỘ

KẾ TOÁN HỆ THỐNG BÁO CÁO MỤC TIÊU THƠNG TIN

01

Kế tốn ngân sách và nghiệp vụ kho bạc

Bao gồm: BCTC và báo cáo quản trị KBNN. Báo cáo tổng hợp dự tốn có 4 biểu, báo cáo tổng hợp thu và vay của NSNN có 5 biểu, báo cáo tổng hợp chi NSNN có 5 biểu, báo cáo chi chương trình mục tiêu quốc gia có 2 biểu, báo cáo sử dụng kinh phí 5 biểu, báo cáo vay, trả nợ có 2 biểu, báo cáo ghi thu, ghi chi vốn ngồi nước có 2 biểu, báo cáo nhanh và báo cáo cân đối ngân sách có 4 biểu, báo cáo quản trị có 18 biểu.

Cung cấp thơng tin để kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách của Nhà nước, tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN, thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Hỗ trợ phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, các đơn vị KBNN giúp cho việc chỉ đạo và điều hành NSNN hiệu quả.

02 Kế toán thuế

nội địa

Bao gồm 11 báo cáo: 6 báo cáo; 5 phụ biểu; 14 biểu mẫu báo cáo quản trị liệt kê chi tiết các chứng từ và nghiệp vụ giao dịch trong kỳ.

Phản ánh tình hình kinh phí, quyết tốn kinh phí, thu chi, biến động tài sản cố định và thuyết minh BCTC, báo cáo chi tiết các nội dung nộp và hồn thuế. 03 Kế tốn nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu

Quy định báo cáo cho các cơ quan: Tổng cục Hải quan (9 báo cáo); Cục Hải quan (11 báo cáo); Hải quan cơ sở (9 báo cáo).

Phản ánh tình hình thu nộp các khoản thuế, phụ thu chênh lệch và tình hình nợ đọng các khoản thu đó; tình hình thu lệ phí hải quan, thu phạt vi phạm hành chính, thu bán hàng tịch thu và việc nộp ngân sách, trích thưởng, chi phí kiểm sốt của các khoản thu này trong ngành hải quan.

04

Kế toán các đơn vị sử dụng NSNN

BCTC được chia làm 2 nhóm:

- BCTC và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở gồm 10 mẫu báo cáo.

- BCTC tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán áp dụng cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II gồm 3 mẫu

Cung cấp thơng tin về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình thu, chi HĐSN, thu chi HĐSX, cung ứng dịch vụ, tình hình tài sản, tiền quỹ, cơng nợ của đơn vị... 05

Kế toán NS và tài chính

Bao gồm 11 báo cáo Phản ánh thu, chi, quyết toán ngân sách xã, và kết quả hoạt động tài chính khác của xã

06 Kế toán bảo

hiểm xã hội

Bao gồm 2 nhóm danh mục:

- BCTC áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở (cấp III) gồm 13 mẫu.

- BCTC áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp trên (cấp I, cấp II) gồm 24 mẫu

Cung cấp thơng tin về tình hình thu, nộp, quyết tốn Quỹ BHXH

07

Kế toán các đơn vị dự trữ Nhà nước

- Báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính gồm 23 mẫu báo cáo.

- Báo cáo kế toán quản trị áp dụng cho các đơn vị Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính gồm 04 mẫu báo cáo.

Cung cấp thơng tin về tình hình dự trữ quốc gia.

Một vấn đề khác nữa liên quan đến quy định kế toán của Nhà nước về khu vực cơng đó là cơ sở kế tốn. Hiện tại, đơn vị HCSN ở Việt Nam sử dụng song song hai loại cơ sở kế toán để ghi nhận và báo cáo các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động Nhà nước và hoạt động hằng ngày tại đơn vị. Chính sự tồn tại song song của hai cơ sở kế toán gây ra sự thiếu trung thực, hợp lý trong việc ghi nhận thông tin ban đầu của kế toán dẫn đến BCTC kém chất lượng, BCTC đơn vị HCSN khơng thể lập và trình bày BCTC như một đơn vị tư, do đó BCTC hiện nay chỉ phục vụ cho nhu cầu quản lý ngân sách chưa phục vụ công bố thông tin rộng rãi để người dân đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng nguồn lực của chính quyền trung ương (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

Ngoài ra, quy định về BCTC của đơn vị HCSN cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về Báo tài chính Nhà nước thì nội dung Báo cáo tài chính Nhà nước gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính Nhà nước, Báo cáo kết quả hoạt động tài chính Nhà nước, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC Nhà nước. Tuy nhiên, theo IPSAS thì để BCTC cung cấp đủ thơng tin cần thiết và hữu ích cho người sử dụng thì cần sử dụng 5 báo cáo, trong đó bổ sung thêm báo cáo sự thay đổi của vốn chủ sở hữu.

Như vậy, qua các vấn đề đã phân tích, có thể thấy quy định về kế tốn khu vực cơng hiện nay chưa rõ ràng, còn nhiều phức tạp, các BCTC còn chưa được thống nhất. Điều này không những gây lúng túng cho người làm cơng tác kế tốn mà cịn khó khăn cho cơng tác quản lý và cơng tác giải trình. Đồng thời, quy định về BCTC cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, thông tin chưa cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng như dân chúng, nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngồi,… do đó trách nhiệm giải trình cũng chưa thể hiện triệt để, chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhà nước.

(2) Hệ thống pháp luật về trách nhiệm giải trình BCTC

Với giá trị trung bình 4.03 và độ lệch chuẩn 0.793, đa số các chuyên gia cũng đồng ý với ý kiến “Hệ thống pháp luật về trách nhiệm giải trình chưa hồn thiện, chưa xác định rõ

nghĩa vụ, thẩm quyền giải trình giữa các cấp”. Thực tế, trước đây Nhà nước ta đã bắt đầu ý

thức được tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình khơng chỉ trong cơng tác quản lý mà cịn trong cơng tác phịng chống tham nhũng do đó trong một vài văn bản đã dần quy định về điều này. Theo luật Công nghệ thông tin 2006, Trang tin điện tử của cơ quan Nhà nước phải bảo đảm cho cá nhân, tổ chức dễ dàng truy cập và cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị đó và từng đơn vị trực thuộc. Ngồi ra, Nhà nước cũng đảm bảo cung cấp những thông tin về thủ tục hành chính, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các thông tin về chế độ, chiến lược, chính sách, các dự án Nhà nước, các thơng tin liên quan khác và mục lấy ý kiến cá

nhân. Đây là quy định quan trọng hướng đến q trình “Chính phủ mở”, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử trong tương lai và góp phần làm tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 23/11/2012, Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Phòng chống tham nhũng quy định: “Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm

quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó” và bổ sung Điều 46b quy định về nghĩa vụ giải

trình nguồn gốc tài sản tăng thêm. Luật cũng bổ sung thêm một số điều về trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình,...

Về hình thức cơng khai hoạt động của cơ quan, đơn vị, Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam quy định 07 hình thức và có thể phân thành hai nhóm. Nhóm các hình thức chủ động cơng khai bao gồm 06 hình thức: (1) Cơng bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (2) Niêm yết tại trụ sở làm việc; (3) Thông báo bằng văn bản; (4) Phát hành ấn phẩm; (5) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (6) Đưa lên trang thông tin điện tử. Hình thức cơng khai bị động là hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày 8/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Và để có biện pháp xử lý trong trường hợp để xảy ra những sai phạm thì ngày 19/12/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 211/2013/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2016/NĐ-CP, quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, kể từ ngày 10/2/2014, ngồi trường hợp khơng thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, người đứng đầu được loại trừ trách nhiệm khi đã chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu là vấn đề khơng đơn giản, về mặt thực tiễn thì chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới có điều kiện để tham nhũng, lãng phí. Ngồi ra, cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ như hiện nay cũng cần phải xem xét thêm thì mới có thể quy trách nhiệm cho người đứng đầu một cách rõ ràng và cụ thể, tránh tình trạng “trốn, tránh trách nhiệm” của người đứng đầu tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2014).

Bên cạnh đó, xét về mặt pháp lý thì hiện nay chưa có chế tài đủ mạnh và cơ chế ràng buộc các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng và điều hành ngân sách trong việc thực hiện công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình. Đồng thời, hiện nay trách nhiệm giải

trình về dự tốn, phân bổ, thu chi, quyết tốn ngân sách chỉ tập trung vào cơ quan tổng hợp các cấp (chủ yếu là cơ quan tài chính), chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương được giao dự tốn, vì thế chưa đề cao được trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý sử dụng nguồn lực NSNN.

Như vậy, tính đến thời điểm này Nhà nước ta mới chỉ ban hành văn bản quy định về trách nhiệm giải trình chứ chưa có văn bản nào quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình BCTC. Nghị định số 25/2017/NĐ-CP về Báo cáo tài chính Nhà nước ra đời quy định công khai BCTC hy vọng sẽ là tiền đề giúp Nhà nước hoàn thiện thêm các quy định về khoản mục này. Trong tương lai khi đã công khai 4 bản BCTC trước công chúng thì chắc chắn nhu cầu chất vấn của cơng chúng sẽ cao hơn. Quy định cụ thể hơn về giải trình BCTC vừa là cơng cụ thúc đẩy cơng khai, minh bạch BCTC vừa giúp nhân dân tham gia vào quản trị Nhà nước.

(3) Về việc áp dụng mơ hình Tổng kế tốn Nhà nước

Kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy, nhiều ý kiến đồng tình rằng “Chưa áp dụng mơ

hình Tổng kế tốn Nhà nước” là một trong những nhân tố tác động đến trách nhiệm giải

trình BCTC khu vực cơng Việt Nam với giá trị trung bình 3.99 và độ lệch chuẩn 0.724. Hiện nay, nhu cầu Tổng kế tốn Nhà nước đang trở nên cấp thiết vì (1) Yêu cầu của việc Nhà nước thống nhất quản lý tài chính đất nước, (2) Yêu cầu của sự phân cơng và phân cấp trong quản lý tài chính Nhà nước, (3) u cầu của việc cơng khai, minh bạch thơng tin tài chính Nhà nước, (4) u cầu của hiện đại hóa kế tốn Nhà nước phù hợp với xu thế chung của thế giới (Đinh Trọng Hanh, 2010). Đứng trước tình hình này, ngày 30/5/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 1188/QĐ-BTC phê duyệt Đề án Tổng kế tốn nhà nước mà trong đó KBNN là cơ quan trung tâm, là nền tảng cho hoạt động này. Tính đến thời điểm này, nhiều cải cách được thực hiện như tại KBNN, Vụ Kế toán Nhà nước đã được đổi tên thành Cục Kế tốn Nhà nước với 4 phịng chức năng (Phịng Quyết tốn NSNN; Phịng Báo cáo tài chính Nhà nước; Phịng Thanh tốn và Phòng Chế độ). Tại KBNN địa phương, sáp nhập Phịng/Tổ Kho quỹ vào Phịng/Tổ Kế tốn Nhà nước. KBNN cũng đã phối hợp với đơn vị liên quan để chuẩn bị dự thảo thông tư hướng dẫn cũng như khẩn trương chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, hậu cần khác để đảm bảo cho việc lập BCTC Nhà nước đầu tiên theo số liệu tài chính năm 2018 theo quy định của Luật Kế toán năm 2015. Bên cạnh đó, KBNN đã triển khai thanh tốn liên kho bạc tích hợp với TABMIS (Hệ thống Thơng tin quản lý ngân sách và kho bạc) tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thanh tốn trong nội bộ của hệ thống. Thí điểm triển khai Dịch vụ công trực tuyến KBNN tại 5

tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng. Đây chính là bước cải cách quan trọng của hệ thống KBNN trong cơng tác kế tốn, thanh tốn và kiểm soát chi khi lần đầu tiên áp dụng phương thức giao dịch điện tử. Từ đó góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng giao dịch điện tử giữa các đơn vị sử dụng NSNN với KBNN bên cạnh phương thức giao dịch chứng từ giấy trực tiếp tại trụ sở, đưa KBNN đến gần với người dân và các cơ quan, đơn vị có quan hệ giao dịch trên mạng Internet. Tuy nhiên, theo KBNN thời gian tới vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức đơn cử như việc Nghị định 25 về Báo cáo tài chính Nhà nước được ban hành mới chỉ là bước khởi đầu vì Báo cáo tài chính Nhà nước là một lĩnh vực mới nên khó cả ở góc độ chuyên mơn lẫn triển khai thực hiện. Trong khi đó, thời gian tới, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực tài chính - ngân sách sẽ được triển khai áp dụng đồng loạt, đan xen, công tác hướng dẫn hoặc vận dụng của các cấp, các ngành có thể chưa được đầy đủ, kịp thời nên đòi hỏi việc theo dõi, quyết tốn, giải trình phải kịp thời và chính xác. Đặc biệt là đối với các sai phạm về quản lý ngân sách đã được chỉ ra trong công tác thanh tra, kiểm tra. Hay như việc triển khai thí điểm thành cơng dịch vụ cơng trực tuyến tại 5 tỉnh, thành phố nhưng để triển khai diện rộng trong cả nước thì cịn phải hồn thiện khơng ít các quy trình, nghiệp vụ mới. Như vậy, để đạt được mục tiêu đến 2020 KBNN thực hiện Tổng kế tốn Nhà nước là điều khơng dễ dàng, cần sự phối hợp và nỗ lực không ngừng của Nhà nước cũng như ban ngành liên quan. Thực hiện Tổng kế tốn Nhà nước giúp có được một hệ thống BCTC tài chính hợp nhất số liệu từ Trung ương đến địa phương, cung cấp thông tin đầy đủ cho quản lý và điều hành ngân sách, hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp, cơng khai, minh bạch thông tin BCTC hỗ trợ cho việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC.

(4) Về việc xây dựng được Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng hiện nay “Việt Nam chưa xây dựng được Chuẩn mực kế tốn

cơng Việt Nam” và điều này cũng có tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam với giá trị trung bình 3.98 và độ lệch chuẩn 0.717. Theo Phạm Quang Huy (2014), hệ thống kế tốn Việt Nam cần có sự hội tụ với IPSAS vì IPSAS được đánh giá cao với những ưu điểm nổi trội như:

- Cải thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ và tính minh bạch đối với các tài sản của đơn vị. - Bám sát những hoạt động trên thực tế về kế tốn thơng qua việc ghi chép trên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)