Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 33 - 39)

Như vậy có thể thấy chủ đề về ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện lên giá trị doanh nghiệp đã được nghiên cứu bởi rất nhiều học giả trên thế giới và cũng đã bắt đầu được nghiên cứu bởi các học giả Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, xem xét các kết quả nghiên cứu trước, nghiên cứu sinh nhận thấy một số những điểm như sau:

Thứ nhất, mặc dù có nhiều lý thuyết ủng hộ các lợi ích của việc CBTT tự

nguyện đối với giá trị doanh nghiệp, song các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được nhiều bằng chứng thuyết phục về vấn đề này. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của CBTT tự nguyện lên chi phí vốn chủ sở hữu (Hail, 2002; Francis và cộng sự, 2005) và giá trị doanh nghiệp (Charumathi và Ramesh, 2020; Saha và Kabra, 2019; Clarkson và cộng sự, 2013). Song cũng có nhiều nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa CBTT tự nguyện với chi phí vốn chủ sở hữu (Francis và cộng sự, 2004 và 2008) và giá trị doanh nghiệp (Hassan và cộng sự, 2009). Thậm chí một số nghiên cứu cịn chứng minh rằng trong một số trường hợp CBTT tự nguyện có tác động tiêu cực đến chi phí vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp (Botosan và Plumlee, 2000; Kristandl và Bontis, 2007; Wang và cộng sự, 2013). Một số ít nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam cũng đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ như: Binh, Ta Quang (2014) chỉ ra rằng CBTT tự nguyện nói chung khơng có mối quan hệ thống kê đáng kể với chi phí vốn chủ sở hữu và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ của doanh nghiệp, trong khi đó Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017) lại đưa ra bằng chứng về mối quan hệ nghịch chiều giữa hai yếu tố này. Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019) lại chỉ ra rằng tuỳ vào phương pháp ước lượng khác nhau sẽ cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Chính vì sự khơng nhất qn của các nghiên cứu trước về tác động của CBTT tự nguyện đối với giá trị doanh nghiệp, do vậy đây vẫn là chủ đề cần tiếp tục bàn luận trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của Luận án này sẽ cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện với giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam – một thị trường đang phát triển.

Bảng 1.1: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện nói chung đến giá trị doanh nghiệp nói chung

Kết quả thực nghiệm Biến đại diện cho giá

trị doanh nghiệp Các nghiên cứu tiêu biểu

CBTT tự nguyện khơng có quan hệ với giá trị doanh nghiệp

MCAP, LnMVBV, TobinQ

Hassan và cộng sự (2009);

CBTT tự nguyện có quan hệ thuận chiều với giá trị doanh nghiệp

MCAP, LnMVBV, TobinQ

Charumathi và Ramesh (2020); Assidi (2020); Al- Akra và Ali (2012); Saha và Kabra (2019); Salvi và cộng sự (2020)

CBTT tự nguyện có quan hệ nghịch chiều với giá trị doanh nghiệp

MCAP, LnMVBV, TobinQ

Wang và cộng sự (2013)

Kết quả không nhất quán tùy theo từng thước đo giá trị doanh nghiệp.

MCAP, LnMVBV, TobinQ

Uyar và Kilic (2012); Binh, T.Q. (2012)

Bảng 1.2: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện nói chung đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Kết quả thực nghiệm Các nghiên cứu tiêu biểu

CBTT tự nguyện khơng có quan hệ với chi phí vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Francis và cộng sự (2004); Francis, Nanda và Olssson (2008)

CBTT tự nguyện có quan hệ thuận chiều với chi phí vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Botosan và Plumlee (2000)

CBTT tự nguyện có quan hệ nghịch chiều với chi phí vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Francis và cộng sự (2005); Hail (2002); Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017) Kết quả không nhất quán tùy theo từng thước

đo chi phí vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, loại thông tin, phương pháp hồi quy…

Kristandl và Bontis (2007); Botosan (1997); Botosan và Plumlee (2000); Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019); Binh, T.Q. (2012)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Thứ hai, nghiên cứu về ảnh hưởng của việc CBTT tự nguyện tới giá trị

doanh nghiệp tại Việt Nam cịn rất hạn chế, chưa có nghiên cứu nào hệ thống lại một cách đầy đủ các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp, cũng như xem xét một cách thấu đáo ảnh hưởng của CBTT tự nguyện một cách trực tiếp và gián tiếp tới giá trị nội tại và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Những nghiên cứu trước đây về của đề này bao gồm: nghiên cứu của Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019), Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017), Binh, Ta Quang (2014) về tác động của CBTT tự nguyện tới chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn bình qn của doanh nghiệp; nghiên cứu của Binh, Ta Quang (2014) xem xét tác động của CBTT tự nguyện tới giá trị thị trường của doanh nghiệp; nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảo (2020) về tác động tích cực của

CBTT tự nguyện đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; và nghiên cứu của Tạ Thị Thúy Hằng (2019); Hồ Ngọc Thảo Trang và Liafisu Sina Yekini (2014) về CBTT tự nguyện và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong những nghiên cứu đó, chỉ có nghiên cứu của Binh, Ta Quang (2014) là đồng thời xem xét tác động trực tiếp của CBTT tự nguyện lên giá trị thị trường của doanh nghiệp (đo lường bằng chỉ số giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ), và xem xét tác động gián tiếp của CBTT tự nguyện lên giá trị nội tại của doanh nghiệp (thơng qua tác động lên chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp). Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế như sau: (1) dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ BCTN năm 2009 của 199 cơng ty phi tài chính niêm yết Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoàn thiện hệ thống pháp lý và cải thiện môi trường kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, do vậy cần thiết phải thực hiện nghiên cứu mới. (2) mục đích chính của nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến sự biến động của thị trường chứng khoán mà ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp chỉ là một nội dung bên trong. Chính vì vậy, lý thuyết về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện lên giá trị doanh nghiệp cịn chưa được hệ thống hố một cách đầy đủ. (3) Nghiên cứu này chưa xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới giá trị thị trường của doanh nghiệp một cách trực tiếp mà sử dụng chỉ số giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ làm thước đo tương đối cho giá trị thị trường của doanh nghiệp. (4) Nghiên cứu sử dụng mơ hình CAPM để ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, mà cách ước tính này có một số hạn chế nhất định do khơng xét đến vai trị của thông tin (Botosan, 1997). Các nghiên cứu khác về chủ đề ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam hầu hết chỉ xem xét từng khía cạnh đơn lẻ của giá trị doanh nghiệp như chi phí vốn chủ sở hữu (Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc, 2019, Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N., 2017), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Bảo, 2020), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Tạ Thị Thúy Hằng, 2019; Hồ Ngọc Thảo Trang và Liafisu Sina Yekini, 2014), do vậy các lý thuyết giải thích ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp trong các nghiên cứu này cũng chưa được phân

tích và trình bày một cách đầy đủ. Để khắc phục được những nhược điểm của các nghiên cứu trước, Luận án này sẽ hệ thống lại một cách đầy đủ hơn về các lý thuyết liên quan và xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới giá trị doanh nghiệp một cách trực tiếp thông qua thông tin về giá trị thị trường của doanh nghiệp và gián tiếp thơng qua chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo tại Việt Nam về chủ đề này.

Thứ ba, khi nghiên cứu tác động của CBTT tự nguyện lên chi phí vốn chủ sở

hữu từ đó ảnh hưởng tới giá trị nội tại của doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thường ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên mơ hình CAPM (Bình, 2014; Thái và Lộc, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước nói rằng những mơ hình truyền thống như CAPM đều giả định rằng mọi thơng tin phù hợp đã được phản ảnh trong giá ở mọi thời điểm, do đó thơng tin bất cân xứng ko ảnh hưởng tới giá. Hay nói cách khác, trong mơ hình CAPM khơng xét đến vai trị của thơng tin (Botosan, 1997; Francis và cộng sự, 2004). Chỉ có nghiên cứu của Dũng và Lan (2017) ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên mơ hình chiết khấu cổ tức. Song do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về dự báo KQKD của nhà phân tích, hai tác giả sử dụng thơng tin tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ trả cổ tức trong quá khứ để tự ước tính KQKD trong tương lai của doanh nghiệp. Botosan và cộng sự (2011) đã nói rằng việc thay thế dự báo của nhà phân tích bằng giá trị thực tế của lợi nhuận/dịng tiền có thể dẫn đến các ước tính chệch một cách có hệ thống, chi phí vốn ước tính theo cách này khơng cịn là chi phí vốn chủ ngầm định đúng nghĩa. Việc ước tính chi phí vốn chủ sở hữu bằng cách nhà nghiên cứu sử dụng thông tin trong quá khứ để tự ước tính lợi nhuận/dịng tiền trong tương lai, chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu. Hơn nữa, mức độ thơng tin mà nhà nghiên cứu có thể tiếp cận khác rất nhiều so với mức độ thơng tin mà các nhà phân tích (đại diện cho các tổ chức tài chính) có thể tiếp cận. Do vậy, luận án này là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam ước tính chi phí vốn chủ ngầm định dựa trên dự báo KQKD của nhà phân tích. Sử dụng thang đo mới với nhiều ưu điểm để ước tính chi phí vốn chủ sở hữu, kết

quả nghiên cứu có tác dụng kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu trước đây và góp phần trả lời câu hỏi quan trọng đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước: CBTT tự nguyện có mang lại lợi ích, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp hay khơng.

Từ những phân tích trên có thể thấy đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của công

bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” là một đề tài có tính mới, cần

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN, GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG

BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w