Khái niệm chi phí vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 61 - 63)

2.3. Những vấn đề chung về chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

2.3.1 Khái niệm chi phí vốn chủ sở hữu

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động bằng nhiều cách thức khác nhau, từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau như vay vốn, phát hành cổ phiếu thường, phát hành cổ phiếu ưu đãi,… Trong kế toán, các nguồn tại trợ này được phân loại thành 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Khi nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay, thông thường họ sẽ nhận được lợi suất cố định khơng phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Trái lại, khi nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp với vai trò chủ sở hữu, lợi suất mà họ nhận được sẽ biến động cùng với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, lợi nhuận trước tiên sẽ được trả cho chủ nợ, phần còn lại mới thuộc về chủ sở hữu. Do đó, rủi ro đối với chủ nợ thường thấp hơn rủi ro đối với chủ sở hữu.

Tuy nhiên, dù đầu tư vào doanh nghiệp với vai trò nào, khi cho doanh nghiệp sử dụng vốn, nhà đầu tư cũng sẽ mất đi cơ hội sử dụng vốn này vào các cơ hội đầu tư khác, nghĩa là mất đi một khoản thu nhập mà nhà đầu tư có được từ cơ hội khác. Do vậy, để bù đắp cho khoản thu nhập mất đi này, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức sinh lời khi đầu tư vào doanh nghiệp. Từ góc độ của nhà đầu tư, “giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp” do trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020) biên soạn và ban hành định nghĩa:

“Chi phí vốn của doanh nghiệp là mức tỷ suất sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư (“người” cung cấp vốn) yêu cầu phải đạt được khi đầu tư vào doanh nghiệp”

Mặt khác, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, khi huy động vốn, doanh nghiệp đã phải xác định sẽ phải trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn đó. Đây được xác định mà mức tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được để thỏa mãn nhu cầu của các bên cấp vốn. Hay nói cách khác, dưới góc độ doanh nghiệp, chi phí vốn là:

Chi phí vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho các nhà cung ứng vốn trên thị trường nhằm đảm bảo việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, các nhà đầu tư tài trợ vốn cho doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau, và rủi ro họ phải chịu đối với mỗi hình thức cũng khác nhau. Do đó mức tỷ suất sinh lời mà họ yêu cầu đối với mỗi hình thức cung ứng vốn cũng khác nhau. Cụ thể hơn, rủi ro của nhà đầu tư khi cho doanh nghiệp vay vốn thấp hơn rủi ro khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu, do vậy chi phí vốn vay thường thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Như vậy, có thể định nghĩa:

Chi phí vốn chủ sở hữu là tỷ suất sinh lời mà các chủ sở hữu hiện hữu hoặc tiềm tàng yêu cầu doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp

Chi phí nợ vay là tỷ suất sinh lời mà các chủ nợ hiện hữu hoặc tiềm tàng yêu cầu doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp

Việc xem xét và ước lượng chi phí sử dụng vốn nói chung, chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ vay nói riêng là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Các thông số này giúp doanh nghiệp ra quyết định có nên thực hiện dự án kinh doanh hay khơng? nên huy động vốn cho dự án theo hình thức nào?... Từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lý luận và thực tế đã chứng minh, việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu khơng hề dễ dàng, bởi lẽ chi phí vốn chủ sở hữu không thể được quan sát trực tiếp mà chỉ có thể ước lượng được. Hơn nữa, chi phí vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính mạo hiểm của việc sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w