2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện
2.1.2. Khái niệm công bố thông tin tự nguyện
Các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Căn cứ trên các tính chất khác nhau của thơng tin cơng bố, hoạt động công bố thông tin ra công chúng của doanh nghiệp cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng. Dựa trên tính chất bắt buộc cơng bố của thơng tin, hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp được phân thành hai loại: Công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Hai khái niệm này thường được được hiểu với ý nghĩa loại trừ nhau. Công bố thơng tin bắt buộc thì khơng phải là cơng bố thơng tin tự nguyện hoặc ngược lại.
Hai loại công bố thông tin này cũng đã được nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Meek, Roberts và Gray (1995) định nghĩa: công bố thông tin tự nguyện là
việc công bố nhiều hơn luật định, việc này thể hiện lựa chọn tự do của nhà quản lý trong việc cung cấp các thông tin kế tốn và thơng tin khác phù hợp với nhu cầu của người sử dụng báo cáo thường niên.
Tian và Chen (2009) định nghĩa rằng: Cơng bố thơng tin bắt buộc có nghĩa là các nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty niêm yết dựa trên các quy định pháp luật, luật lệ tương ứng như luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, luật kế toán, và các luật khác do các cơ quan pháp lý ban hành. "Cơng bố thơng tin tự nguyện có nghĩa, ngoại trừ việc công bố bắt buộc, các công ty niêm yết cơng bố thơng tin một cách tự nguyện vì hình ảnh của cơng ty, vì nhà đầu tư và để tránh rủi ro bị buộc tội".
Hassan và Marston (2010) phân loại cơng bố thơng tin thành 2 nhóm: CBTT bắt buộc và CBTT tự nguyện. CBTT bắt buộc là những thơng tin được cơng bố
nhằm hồn thành các u cầu về công bố theo quy định của luật, quy tắc nghề nghiệp dưới dạng các chuẩn mực và các quy định niêm yết của sở giao dịch chứng khốn. Cơng bố thơng tin tự nguyện là việc công bố bất kỳ thơng tin gì ngồi những thơng tin bắt buộc. CBTT tự nguyện có thể gồm CBTT được khuyến nghị bởi một cơ quan hoặc điều luật có thẩm quyền.
Báo cáo cải tiến doanh nghiệp lập bởi Dự án nghiên cứu báo cáo doanh nghiệp (BRRP) của FASB lại định nghĩa: công bố thông tin tự nguyện là việc công
bố thông tin một cách tự nguyện bởi các công ty niêm yết, mà không phải là các thơng tin tài chính cơ bản theo u cầu của các nguyên tắc kế toán và của các cơ quan quản lý chứng khốn.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu việc công bố thông tin tự nguyện là việc doanh nghiệp công bố rộng rãi những thông tin khác mà những thông tin này không được yêu cầu bởi pháp luật, quy định của tổ chức hành nghề hoặc quy định của sàn chứng khoán,… cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng tin của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân chia ranh giới giữa CBTT tự nguyện và CBTT bắt buộc nhiều lúc không rõ ràng. Bởi vì có thể quy định pháp luật, quy định của tổ chức hành nghề hoặc sàn chứng khốn nơi cơng ty niêm yết có u cầu doanh nghiệp phải cơng bố một loại thơng tin nhưng thơng tin đó lại khơng được quy định chi tiết, cụ thể hoặc khơng có chế tài xử phạt nếu doanh nghiệp công bố thông tin sai, điều này dẫn đến mỗi doanh nghiệp công bố thông tin đó một kiểu và khơng cơng bố cũng khơng sao. Ví dụ: tại Việt Nam, luật doanh nghiệp năm 2014 yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày kế hoạch kinh doanh trong năm tới, nhưng không nêu cụ thể kế hoạch kinh doanh năm tới gồm những thơng tin gì. Do đó, có những doanh nghiệp đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế, có những doanh nghiệp đưa ra dự báo lợi nhuận sau thuế, có những doanh nghiệp đưa ra dự báo điểm (một con số KQKD cụ thể), khoảng đóng (một phạm vi biến động của KQKD) hoặc khoảng mở (chỉ đưa ra dự báo KQKD thấp nhất hoặc cao nhất). Hay như báo cáo bộ phận, tại Việt Nam, Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán số 28 Báo cáo bộ phận, song do khơng có chế tài xử lý vi phạm hoạt động CBTT nên tỷ lệ thuân thủ việc CBTT bộ phận ở các CTNY trên sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh năm 2013 chỉ đạt 59% (Lê Thị Hà, 2015).
công bố rộng rãi một cách tự nguyện những thông tin mà không được yêu cầu công bố bởi pháp luật, quy định của cơ quan nhà nước, các tổ chức, hiệp hội có liên quan hoặc được yêu cầu công bố bởi những cơ quan, tổ chức, hiệp hội nhưng u cầu khơng rõ ràng hoặc có u cầu nhưng khơng có chế tài xử phạt.
Trong nghiên cứu này, CBTT tự nguyện được hiểu theo nghĩa rộng như trên, bởi vì về cơ bản các quy định pháp lý hiện nay của Việt Nam về CBTT đã đưa ra nhiều yêu cầu, hướng dẫn về thông tin cần công bố bởi các doanh nghiệp, song mức độ tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn này vẫn còn chưa cao.