Các lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân Hàng Trung Ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam nghiên cứu qua kênh tín dụng (Trang 71 - 108)

những thực hiện hai vai trò lớn là đảm bảo thanh khoản và quản lý cung tiền mà cịn có thể khuyến khích dịng vốn vào các lĩnh vực tín dụng ưu tiên. Tỷ lệ dự trữ nước ta duy trì ở mức khá thấp và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm qua các năm thể hiện qua hình 4.5. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thơng qua tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì chưa mang lại hiệu quả cao do một số rào cản và đặc trưng của nền kinh tế và có thể tạo ra sự biến động trong lạm phát và tỷ giá.

Hình 4. 5: Các lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân Hàng Trung Ương Ương

- Mua chứng khoán trên thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh chủ đạo của Ngân Hàng Nhà Nước để bơm tiền ra nền kinh tế, thu tiền về từ lưu thơng và điều hịa vốn khả dụng của các Ngân Hàng Thương Mại. Cụ thể trong giai đoạn 2014 -2016, Ngân Hàng Nhà Nước thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7.8%/ năm kỳ hạn hạn 7 ngày xuống còn 6.5% -6%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu liên tục ở mức cao, khoảng 5.000-8.000 tỷ đồng, cao hơn so với

trước kia. Trạng thái vốn ròng này được thị trường cho thấy Ngân Hàng Trung Ương bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các Ngân Hàng Thương Mại, các Ngân Hàng Thương Mại có thêm lượng vốn khả dụng để cấp tín dụng.

- Thay đổi hạn mức tín dụng: về cơ chế tác động, hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. Ở Việt Nam, đến năm 2011 công cụ này mới được Ngân Hàng Trung Ương sử dụng trở lại sau 13 năm dỡ bỏ. Ngân Hàng Trung Ương quy định các hạn mức tín dụng riêng từng lĩnh vực ngành và kiên quyết giảm tốc độ và tỷ trọng tín dụng phi sản xuất.

- Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các Ngân Hàng Thương Mại quy mơ nhỏ đã góp phần khơng nhỏ đến việc ổn định thị trường tệ khi phản ứng với cú sốc tăng tín dụng.

Kết quả cũng cho thấy kênh tín dụng cũng có tác động truyền dẫn và đóng vai trị quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Mặc dù chưa tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách rõ ràng được thể hiện qua chỉ số sản xuất công nghiệp, tuy nhiên tác động tích cực đến chỉ số giá cả trong nước.

Các yếu tố bên ngồi cũng góp phần quan trọng đối với sự biến động của các tập hợp vĩ mô trong nước. Phân rã phương sai cũng cho thấy khả năng giải thích ý nghĩa của các biến nước ngoài (đặc biệt là giá dầu quốc tế) cho sự biến động của các biến trong nước ở mức khá cao.

Với cú sốc giá dầu thế giới tăng đã tác động đáng kể đến các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nước. Gây ra tác động tiêu cực đối với tỷ giá danh nghĩa, cầu tiền và tín dụng trong nước. Sản lượng cơng nghiệp giảm ngay lập tức với cú sốc tăng giá dầu do áp lực chi phí sản xuất tăng. Biến động giá dầu gây ra lạm phát cao trong nước bởi sự gia tăng chi phí sản xuất, gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã xem xét cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về kênh tín dụng trong giai đoạn 2005 - 2015 dựa trên dữ liệu được thu thập với tần suất hàng tháng. Tác giả đã phân tích tác động của sự bùng nổ tín dụng và các cú sốc bên ngồi trong khn khổ mơ hình SVAR. Để kết quả nghiên cứu mang tính thuyết phục hơn, tác giả cịn sử dụng thêm kiểm định Robustness. Kết quả cũng cho thấy bằng chứng cấu trúc mơ hình SVAR được đưa ra là phù hợp và có tính ổn định. Các hàm phản ứng xung và phân tích phân rã phương sai của tập hợp một số yếu tố vĩ mô đối với cú sốc chính sách tiền tệ thì tương tự như các quy tắc thực nghiệm được tìm thấy ở các nền kinh tế mới nổi.

Cú sốc chính sách tiền tệ thơng qua kênh tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sản lượng và giá cả chưa cao. Các phản ứng chỉ xảy ra trong ngắn hạn và nhanh chóng trở lại vị trí ổn định ban đầu. Ngân Hàng Trung Ương đóng một vai trị quan trọng trong việc phản ứng đối với cú sốc tín dụng bằng cách gia tăng cung tiền cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng thấy rằng, các yếu tố bên ngoài cũng rất quan trọng trong sự biến động của các tập hợp vĩ mô trong nước.

5.2 Những gợi ý chính sách

Để nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng, trong cơng tác định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của ngân hàng phải đưa ra quan điểm rõ ràng. Các chiến lược thực hiện mục tiêu đối với việc điều hành chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt. Một chính sách tiền tệ chỉ có thể thành cơng khi nó được xây dựng dựa trên các quy luật kinh tế nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất riêng của từng nền kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn nhất định.Thực hiện chiến lược bám sát các chính sách kinh tế

vĩ mô khác để đảm bảo cả hệ thống hoạt động hiệu quả, tiến tới mục tiêu cuối cùng là ổn đinh giá cả và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trị then chốt trong tổng thể cơ cấu tài chính của nền kinh tế. Là thành phần chính yếu trong việc điều hành và hoạt động của cơ chế chính sách tiền tệ quốc gia, là cầu nối vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì vậy, muốn thực hiện giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng phải được thực hiện đồng bộ ở cả hai phía Ngân Hàng Nhà Nước và hệ thống các Ngân Hàng Thương Mại.

Về phía Ngân Hàng Nhà Nước:

- Trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước phải áp dụng các chiến lược chủ động và linh hoạt, phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để mang lại hiệu quả trong việc theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ. - Định hướng phát triển tín dụng vào các ngành có khả năng hấp thụ vốn cao, có tốc

độ tăng trưởng ổn định. Phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực, với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay. - Thực hiện các biện pháp kiểm sốt tăng trưởng cũng như rủi ro tín dụng, hạn chế

duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong dài hạn, điều này có thể dẫn tới tình trạng nguồn tín dụng đầu tư vào bong bóng tài sản và các lĩnh vực rủi ro. Thực hiện các biện pháp mang tính thị trường để định hướng dịng tín dụng đầu tư vào khu vực sản xuất.

- Định hướng hệ thống Ngân Hàng Thương Mại mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý cơ cấu tín dụng ở tầm vĩ mơ phải hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu của ngành.

- Trong việc sử dụng các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ cần phải thận trọng. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ cung tiền sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt qua tốc độ tăng trưởng của GDP danh nghĩa có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ lạm phát.

- Hướng tới việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, hạn chế các biện pháp điều hành lãi suất bằng cách sử dụng các cơng cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. - Hồn thiện cơng tác điều hành chính sách tiền tệ để phù hợp với bối cảnh của nền

kinh tế, thực hiện hiệu quả các biện pháp thanh tra - giám sát thị trường tín dụng - tiền tệ của toàn hệ thống.

Về phía các Ngân Hàng Thương Mại:

- Các Ngân Hàng Thương Mại cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của thị trường tín dụng – tiền tệ. Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ trọng các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.

- Phải tích cực xử lý nợ xấu, chủ động kiểm sốt và siết chặt rủi ro ngay từ khi thẩm định. Tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả song song với việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu nhằm gia tăng hiệu quả truyền dẫn trong cơ chế chính sách tiền tệ.

- Đẩy mạnh phát triển các mơ hình hợp tác, triển khai các sản phẩm tín dụng và các dịch vụ tiện ích. Mở rộng mạng lưới thị phần nhằm thu hút khách hàng.

- Các Ngân Hàng Thương Mại cần đa dạng hóa danh mục đầu tư như trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc để đảm duy trì sự ổn định và phát triển trong hoạt động khi có các biến động trong nền kinh tế.

5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp để làm đại diện cho GDP của Việt Nam vì dữ liệu GDP của Việt Nam khơng có tần suất hàng tháng. Bên cạnh đó dùng lãi suất tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 3 tháng làm đại diện cho lãi suất danh nghĩa ngắn hạn vì dữ liệu lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng hiện nay ở nước ta cũng còn hạn chế.

Mặc dù nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng, tuy nhiên chưa tách biệt tác động của các kênh cho vay ngân hàng, kênh bảng cân đối

tài sản, kênh cho vay hộ gia đình trong cơ chế truyền dẫn. Đồng thời, cũng chưa đưa thêm các biến vĩ mơ và các biến có liên quan trong hệ thống ngân hàng vào mơ hình để xem xét các yếu tố này đối với kênh tín dụng.

5.4 Hướng phát triển của đề tài

Với một số hạn chế còn tồn tại trong bài nghiên cứu, tác giả mong rằng những bài nghiên cứu sau có thể khắc phục được những nhược điểm này bằng cách sử dụng dữ liệu theo quý nhưng với khung thời gian nghiên cứu dài để có thể tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy hơn về các kênh truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam, đặc biệt là kênh tín dụng.

Xem xét việc sử dụng thay thế lãi suất tiền gửi bằng một loại lãi suất chính sách hoặc tương đương

Nghiên cứu cụ thể cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tách biệt qua từng kênh (kênh cho vay của ngân hàng, kênh bảng cân đối kế toán, kênh bảng cân đối kế toán của hộ gia đình).

Ngồi ra, mở rộng nghiên cứu bằng cách đưa vào các biến có liên quan đến hệ thống ngân hàng để xem xét ảnh hưởng và tác động của các biến đến hiệu quả truyền dẫn của kênh tín dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang, 2015. Ứng Dụng mơ hình SVAR nghiên cứu kênh truyền dẫn tiền tệ và gợi ý chính sách tiền tệ ở Việt Nam.Tạp chí Kinh Tế và

Phát triển, Số 216 tháng 6/2015, Trang 37 -47.

2. Chu Khánh Lân, 2013. Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ

qua kênh tín dụng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân Hàng, Số 5, Trang 17 -23.

3. Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh, 2013. Hiệu quả của chính sách tiền tệ

thơng qua kênh truyền dẫn lãi suất.Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, Số 12(22),

Trang 39 -47.

4. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2013. Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ lên

nền kinh tế Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học – mã số: CS- 2013 -19, Đại

học Kinh Tế TP.HCM.

5. Nguyễn Phi Lân, 2010. Cơ chế truyển dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng, Tạp chí Ngân Hàng, Số 18/2010.

6. Nguyễn Phúc Cảnh, 2014,Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh giá tài sản

tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập,

Số 19 (29).

7. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Thống Kê. 8. Phạm Thế Anh, 2008. Lạm phát và các quy tắc chính sách tiền tệ.Bài thảo luận

chính sách CS-05, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách.

9. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2014. Truyền dẫn của chính sách tiền tệ, một

số mơ hình kiểm định phù hợp. Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, Số 16 (26), Trang

10. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền

tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mơ hình SVAR, Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, Số

10 (20), Trang 8 -16.

11. Trần Thị Kim Oanh và cộng sự, 2016. Hiệu quả các kênh truyền dẫn chính sách

tiền tệ ở Việt Nam. Tạp chí Ngân Hàng, Số 23, Trang 1 -15.

12. Trương Mộc Lâm, 2013. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - tiền tệ. Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội.

Tiếng Anh

13. Ahmed, S. & Islam, E, 2006. The monetary transmission mechanism in bangladesh: bank leniding and exchange rate channels, Working paper,

Bangladesh Bank. (0702/2006).

14. Anthony Simpasa at el, 2014. Bank Lending Channel of Monetary Policy Transmission in Zambia: Evidence from Bank-Level Data, African Development

Bank.

15. Berkelmans, L., 2005. Credit and Monetary Policy: An Australian SVAR, RBA Research Discussion Papers rdp2005-06, Reserve Bank of Australia.

16. Bernanke and Blinder, 1998. Credit, Money, and Aggregate Demand, American Economic Review, Papers and Proceedings, 78: 435 -439.

17. Bernanke, 1986. Alternative Explanations of the Money-Income Correlation,

NBER Workind Paper No.1842, pp.49 -99.

18. Bernanke, B. S. & Blinder, A. S, 1992. The Federal Funds Rate and the Channels

of Monetary Transmission, American Economic Review 82(4), 90121.

19. Bhattacharya, R., Patnaik, I. & Shah, A., 2011.Monetary policy transmission in

an emerging market setting, Working Papers 11/78, National Institute of Public

20. Blanchard, O. J. & Gali, J., 2010, International Dimensions of Monetary Policy, University of Chicago Press, chapter The macroeconomic effects of oil price shocks: why are the 2000s so different from the 1970s, pp. 373-421

21. Catao, L. & Pagan, A. ,2010.The credit channel and monetary transmission in

brazil and chile: A structured var approach, NCER Working Paper Series 53,

National Centre for Econometric Research.

22. Christiano, L. J., Eichenbaum, M. & Evans, C. L., 1998. Monetary Policy Shocks:

What Have We Learned and to What End?, NBER Working Papers 6400,

National Bureau of Economic Research, Inc.

23. Disyatat, P. & Vongsinsirikul, P., 2003. Monetary policy and the transmission mechanism in Thailand, Journal of Asian Economics 14(3). 389 -418.

24. Dungey & Pagan, 2000. A structural var model of the Australian economy,

Economic Record 76(235), 321-342.

25. Dungey, M. & Pagan, A., 2009. Extending a svar model of the australian economy, Economic Record 85(268), 1-20.

26. Gambacorta, L. & Marques-Ibanez, D., 2011.The bank lending channel: lessons

from the crisis, Working Paper Series 1335, European Central Bank.

27. Kashyap and Stein, 1995. The Impact of Monetary Policy on Bank Balance Sheets. NBER Working Paper No. 4821.

28. Kim, S. & Roubini, N., 2000. Exchange rate anomalies in the industrial countries: A solution with a structural VAR approach, Journal of Monetary Economics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam nghiên cứu qua kênh tín dụng (Trang 71 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)