CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2 Những gợi ý chính sách
Để nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng, trong cơng tác định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của ngân hàng phải đưa ra quan điểm rõ ràng. Các chiến lược thực hiện mục tiêu đối với việc điều hành chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt. Một chính sách tiền tệ chỉ có thể thành cơng khi nó được xây dựng dựa trên các quy luật kinh tế nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất riêng của từng nền kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn nhất định.Thực hiện chiến lược bám sát các chính sách kinh tế
vĩ mô khác để đảm bảo cả hệ thống hoạt động hiệu quả, tiến tới mục tiêu cuối cùng là ổn đinh giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị then chốt trong tổng thể cơ cấu tài chính của nền kinh tế. Là thành phần chính yếu trong việc điều hành và hoạt động của cơ chế chính sách tiền tệ quốc gia, là cầu nối vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì vậy, muốn thực hiện giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng phải được thực hiện đồng bộ ở cả hai phía Ngân Hàng Nhà Nước và hệ thống các Ngân Hàng Thương Mại.
Về phía Ngân Hàng Nhà Nước:
- Trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước phải áp dụng các chiến lược chủ động và linh hoạt, phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để mang lại hiệu quả trong việc theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ. - Định hướng phát triển tín dụng vào các ngành có khả năng hấp thụ vốn cao, có tốc
độ tăng trưởng ổn định. Phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực, với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay. - Thực hiện các biện pháp kiểm sốt tăng trưởng cũng như rủi ro tín dụng, hạn chế
duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong dài hạn, điều này có thể dẫn tới tình trạng nguồn tín dụng đầu tư vào bong bóng tài sản và các lĩnh vực rủi ro. Thực hiện các biện pháp mang tính thị trường để định hướng dịng tín dụng đầu tư vào khu vực sản xuất.
- Định hướng hệ thống Ngân Hàng Thương Mại mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý cơ cấu tín dụng ở tầm vĩ mơ phải hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu của ngành.
- Trong việc sử dụng các cơng cụ để thực hiện chính sách tiền tệ cần phải thận trọng. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ cung tiền sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt qua tốc độ tăng trưởng của GDP danh nghĩa có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ lạm phát.
- Hướng tới việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, hạn chế các biện pháp điều hành lãi suất bằng cách sử dụng các cơng cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. - Hồn thiện cơng tác điều hành chính sách tiền tệ để phù hợp với bối cảnh của nền
kinh tế, thực hiện hiệu quả các biện pháp thanh tra - giám sát thị trường tín dụng - tiền tệ của toàn hệ thống.
Về phía các Ngân Hàng Thương Mại:
- Các Ngân Hàng Thương Mại cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của thị trường tín dụng – tiền tệ. Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ trọng các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.
- Phải tích cực xử lý nợ xấu, chủ động kiểm soát và siết chặt rủi ro ngay từ khi thẩm định. Tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả song song với việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu nhằm gia tăng hiệu quả truyền dẫn trong cơ chế chính sách tiền tệ.
- Đẩy mạnh phát triển các mơ hình hợp tác, triển khai các sản phẩm tín dụng và các dịch vụ tiện ích. Mở rộng mạng lưới thị phần nhằm thu hút khách hàng.
- Các Ngân Hàng Thương Mại cần đa dạng hóa danh mục đầu tư như trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc để đảm duy trì sự ổn định và phát triển trong hoạt động khi có các biến động trong nền kinh tế.