CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.4. Hàm ý quản trị
Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Trong nghiên cứu này, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp đóng
vai trị quan trọng và tác động tích cực mạnh mẽ nhất đối với ý định khởi nghiệp. Do đó để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên trên địa
dục và đào tạo nên tập trung vào việc thay đổi thái độ của sinh viên hơn là tập trung quá nhiều vào kiến thức, bởi vì các tác động lên thái độ này có thể ý nghĩa hơn đối với quá trình khởi nghiệp từ đó giúp sinh viên vượt qua các rào cản nhận thức để thúc đẩy ý định khởi nghiệp. Các hệ thống giáo dục cần phải được định hướng để nhấn mạnh và đánh giá cao tinh thần khởi nghiệp để thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp. Các phương pháp đào tạo về kinh tế - kinh doanh cũng nên được khám phá thêm theo hướng tác động trực tiếp và đẩy mạnh thái độ tích cực của sinh viên đối với việc khởi nghiệp, cần xóa bỏ tư tưởng không tốt, tiêu cực về giới doanh nhân và về việc khởi nghiệp. Cần phải tác động từ trong nhận thức, để sinh viên có thể nhận thấy những ý nghĩa tốt đẹp của việc kinh doanh và việc trở thành doanh nhân qua những điều hết sức thiết thực và gần gũi như làm giàu cho bản thân, cho gia đình, tự do tài chính để thỏa mãn các nhu cầu, sở thích cá nhân, giúp đỡ cho cộng đồng và góp phần phát triển đất nước giàu mạnh. Các nhà làm chính sách cần phải thiết kế nhiều hơn những cuộc hội thảo chuyên đề, các sự kiện mang chủ đề giới thiệu về khởi nghiệp, cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản về quản lý tài chính và khởi nghiệp kinh doanh để sinh viên dần dần thẩm thấu và khơng cịn xa lạ với khái niệm khởi nghiệp và từ đó nâng cao ý thức, thái độ. Kết quả mong đợi đạt được là đa số các sinh viên bất kể đang theo học hoặc đã ra trường đều ấp ủ cho mình một dự án khởi nghiệp và hứa hẹn thành công trong tương lai gần.
Sự kiểm soát hành vi được nhận thức có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Điều này có nghĩa là khi sinh viên nhận thức được khởi
nghiệp là một công việc dễ dàng và họ nắm rõ tất cả các hoạt động cần thiết để khởi nghiệp cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho việc khởi nghiệp và họ có niềm tin nếu như cố gắng hết sức họ sẽ khởi nghiệp thành cơng thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng cao. Để đạt được điều này cần phải có sự chung tay hỗ trợ và góp sức từ phía nhà trường, gia đình và các nhà làm chính sách. Nhà trường hỗ trợ trong việc cung cấp các kiến thức cơ bản và rõ ràng về khởi nghiệp để sinh viên có cái nhìn tổng thể, bao quát
tránh mơ hồ khi nghĩ đến khởi nghiệp. Tránh tình trạng sinh viên khao khát khởi nghiệp nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Gia đình cần động viên khích lệ tinh thần cho các bạn sinh viên có ý định khởi nghiệp. Vì một khi họ có ý định khởi nghiệp là họ đã ý thức phần nào về tiềm năng và tố chất của bản thân. Sự khích lệ của gia đình sẽ tiếp thêm nguồn sức mạnh để họ tăng thêm phần tự tin. Các nhà làm chính sách cần đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các bạn sinh viên có ý định khởi nghiệp hơn. Vì các bạn chính là nguồn trí thức trẻ, năng động, ham học hỏi và cần cù, chăm chỉ. Chính các bạn sẽ là những nhân tố làm thay đổi tình hình kinh tế của đất nước.
Tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp và sinh viên xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn. Việc nhận được sự đồng tình và ủng hộ của người thân,
bạn bè và những người giữ vai trị quan trọng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, đứng ở góc độ nhà quản trị thì cần phải tạo được sự nhận thức đúng đắn của mọi người dân về vai trò cũng như ý nghĩa của việc khởi nghiệp kinh doanh. Cần cho mọi người thấy rằng khởi nghiệp là động lực để phát triển kinh tế, từ đó mọi người có cái nhìn tích cực về khởi nghiệp và truyền đạt lại tư tưởng tích cực đó, cũng như ủng hộ, khuyến khích người thân, con em của mình khởi nghiệp kinh doanh. Giới quản lý chính quyền cũng cần phải có sự quan tâm sát sao hơn các hộ gia đình có truyền thống kinh doanh để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời cho con em các gia đình đó trong trường hợp kế thừa sự nghiệp kinh doanh của gia đình hoặc có ý định khởi nghiệp với một ngành nghề kinh doanh mới.
Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên thấp hơn đáng kể so với nam sinh viên: Từ quan điểm chính sách, cho thấy cần phát triển các cơng cụ có
thể hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp từ đó gia tăng ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Việc tăng số lượng nữ sinh viên khởi nghiệp có thể tạo ra giá trị đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Hỗ trợ nữ
sinh viên khởi nghiệp kinh doanh sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong nước và tạo ra sự giàu có. Những phát hiện của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm các biện pháp để tăng ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Các cán bộ trong các cơ sở giáo dục đào tạo cho các doanh nhân và thanh thiếu niên nên nghiên cứu, phát triển các chương trình đào tạo đặc biệt nhằm hỗ trợ các sinh viên nữ nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh thường gắn liền với đặc điểm nam tính và các mơ hình kinh doanh thể hiện vai trị của nữ rất hạn chế. Do đó, cần phải tách rời khỏi khn mẫu kinh doanh truyền thống để nuôi dưỡng tư duy mới về tinh thần khởi nghiệp kinh doanh theo cách hấp dẫn nữ sinh viên hơn. Chính phủ cần có nhiều chính sách để khuyến khích nữ sinh viên khởi nghiệp như các chương trình cho vay vốn ưu đãi lãi suất, tạo ra các chương trình kết nối khởi nghiệp trong và ngồi nước, tổ chức các hoạt động tuyên dương và tuyên truyền sâu rộng những tấm gương nữ sinh viên khởi nghiệp thành cơng. Về phía truyền hình, báo chí, khoa giáo nên thực hiện nhiều hơn các chương trình, các cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, báo mạng và truyền hình là 2 hình thức truyền thơng tin trên diện rộng, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các nhà làm chính sách nên tận dụng 2 kênh này để từ đó định hướng cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên – giới trí thức hướng đến các hoạt động khởi nghiệp nhiều hơn.
Sinh viên thuộc các chuyên ngành và/ hoặc trường đào tạo liên quan đến kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn. Phát hiện này có ý nghĩa đối với
các nhà giáo dục, các sinh viên khởi nghiệp tiềm năng và các nhà hoạch định chính sách. Các nhà giáo dục nên cố gắng tăng cường giáo dục đào tạo các chuyên ngành liên quan đến kinh tế - kinh doanh. Khởi nghiệp cần được đưa vào nội dung giảng dạy chính khóa để thúc đẩy ý định khởi nghiệp và trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để khởi nghiệp trong tương lai. Nội dung đào tạo cần tập trung xoay quanh các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp như: Sự cần thiết của khởi nghiệp, kỹ
năng khởi nghiệp, kỹ năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn ngành nghề khởi nghiệp phù hợp với bản thân. Bên cạnh việc truyền thụ lý thuyết, các trường cần tạo ra các case study để sinh viên thực hành trong q trình học giúp sinh viên có động lực, niềm tin mạnh mẽ vào chính mình. Với sự đào tạo phù hợp, các sinh viên khởi nghiệp tiềm năng có thể nhận ra các cơ hội, tìm kiếm các nguồn lực kinh tế và tổ chức các nhóm hiệu quả từ đó cải thiện khả năng quản lý và phát triển các dự án khởi nghiệp thành công. Đối với các sinh viên bắt đầu chập chững khởi nghiệp thì nhà trường cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể để động viên và khích lệ tinh thần như đề ra chương trình “Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp” để tư vấn, đưa ra các lời khuyên hữu ích hoặc làm cầu nối để liên kết sinh viên khởi nghiệp và các nhà đầu tư…Nhà trường nên có các chương trình tun dương những sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp hay hoặc có kết quả khởi nghiệp xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần, tạo hiệu ứng lan tỏa đối với các sinh viên khác nhằm gia tăng tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp.