Kết quả của mơ hình hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 82)

Mơ hình

Giá trị chưa chuẩn hóa

Giá trị đã chuẩn

hóa t Sig.

Kiểm tra đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .121 .153 .791 .430 CĐ .035 .030 .041 1.152 .250 .925 1.081 .503 .030 .617 16.945 .000 .892 1.121 KS .299 .028 .396 10.682 .000 .862 1.159 CQ .071 .022 .119 3.143 .002 .826 1.211

Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS

Kết quả cho chúng ta thấy:

 03 nhân tố thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, sự kiểm soát hành vi được nhận thức và tiêu chuẩn chủ quan đều ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp vì

trọng số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê (Sig. <0.05). Cả 03 nhân tố này đều có tác động cùng chiều với ý định khởi nghiệp (Hệ số Beta > 0). Điều này có nghĩa rằng khi thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, sự kiểm soát hành vi được nhận thức càng cao và các ý kiến thuộc về tiêu chuẩn chủ quan càng

tích cực thì ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ càng cao. Tiếp theo, để so sánh tác động của từng nhân tố lên biến phụ thuộc ý định khởi nghiệp (YĐ). Chúng ta xem xét hệ số Beta đã chuẩn hóa. Nếu giá trị tuyệt đối Beta đã

chuẩn hóa của nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó tác động càng mạnh lên ý định khởi nghiệp (YĐ). Kết quả cho thấy sự tác động của thái độ đối với hành vi khởi nghiệp lên ý định khởi nghiệp là mạnh nhất (Beta chuẩn hóa =

0.617), thứ hai là sự kiểm soát hành vi được nhận thức (Beta chuẩn hóa =

0.396), thứ ba là tiêu chuẩn chủ quan (Beta chuẩn hóa = 0.119).

 Riêng nhân tố sự chủ động cá nhân có Sig. = 0.250 >0.05, đồng nghĩa với

việc nhân tố này khơng có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và sẽ bị loại ra khỏi phương trình hồi quy. Điều này hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu ý định khởi nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế hậu Xô Viết của Marina Z. Solesvik năm 2014 mà tác giả đang kế thừa, đồng thời sự chủ động cá nhân không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

YĐ = 0.503*TĐ + 0.299*KS + 0.071*CQ

4.4.3. Kiểm tra độ phù hợp của mơ hình

Tiếp theo là kiểm tra độ phù hợp của mơ hình. Từ kết quả tại Mục 5-Phụ lục

5 cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 0.652 có nghĩa là mơ hình các yếu tố ảnh hưởng

đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tập dữ liệu là 65.2%. Nói cách khác, ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình

(Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, sự kiểm soát hành vi được nhận thức, tiêu chuẩn chủ quan) là 65.2% và ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi các biến khác ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên là 34.8%.

4.4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Đây là công cụ kiểm tra sự tồn tại của mối tương quan giữa các biến độc lập. Sự tương quan chặt chẽ của các biến độc lập có thể gặp vấn đề đa cộng tuyến. Trong phân tích tương quan Pearson ở bảng 4.5, các thành phần trong thang đo có mối tương quan với nhau, nghiên cứu nghi ngờ có hiện tượng đa cộng tuyến nên kiểm tra để đảm bảo khơng vi phạm mơ hình hồi qui. Việc kiểm tra được thơng qua nhân tố phóng đại phương sai VIF. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Kết quả tại Mục 5-Phụ lục 5 cho thấy các hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều có giá trị nhỏ hơn 2 đạt u cầu (VIF < 10). Vậy mơ hình hồi qui tuyến tính bội khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Mối quan hệ giữa các biến độc lập khơng ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

4.4.5. Kiểm định quan hệ tuyến tính

Giả định cần kiểm tra là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa (Regression Standarized Residual) trên trục tung và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Regression Standarized Predicted Value) trên trục hồnh. Nhìn vào biểu đồ phân tán phần dư

Mục 8-Phụ lục 5 ta thấy các phần dư chuẩn hóa phân tán tập trung xung quanh đường đi qua tung độ 0. Điều đó có nghĩa là giả thuyết về quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Để dị tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư ta dùng công cụ vẽ của phần mềm SPSS là đồ thị Histogram tại hình 4.1. Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Giá trị trung bình Mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.993 tức là gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram

Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS

Hơn nữa, dựa vào biểu đồ Normal P – P LOT tại hình 4.2 bên dưới, ta thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo. Như

vậy, càng có thể khẳng định chắc chắn giả định phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.

Hình 4.2: Biểu đồ Normal P – P LOT

Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS

Kiểm tra tính độc lập của phần dư

Đại lượng thống kê Durbin - Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị từ 0 đến 4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Kết quả phân tích hồi qui bội cho thấy giá trị d = 2.151 tại Mục 5-Phụ lục 5 xấp xỉ gần bằng 2 và nằm

Ngọc Nhậm, 2004). Như vậy, giả định khơng có tương quan giữa các phần dư khơng bị vi phạm. Vì vậy, mơ hình hồi qui tuyến tính trên có thể sử dụng được.

4.4.7. Kiểm định các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu

H1: Sự chủ động cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.250 >

0.05 nên giả thuyết H1 bị bác bỏ. H1 không được chấp nhận đồng nghĩa với việc

nhân tố sự chủ động cá nhân khơng có mối quan hệ gì với ý định khởi nghiệp. Biến này sẽ bị loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

H2: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.00 <

0.05 và hệ số Beta chuẩn hóa = 0.617 ( >0 ). Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H2 và có thể kết luận rằng thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp, hay nói cách khác, các sinh viên có thái độ tích cực với hành vi khởi nghiệp như: Khi sinh viên cho rằng mình có nhiều thuận lợi hơn bất lợi để trở thành doanh nhân, việc khởi nghiệp rất hấp dẫn và mang lại sự thỏa mãn cho họ, họ sẽ khởi nghiệp nếu có cơ hội và đủ nguồn lực và trong số rất nhiều những sự lựa chọn họ vẫn chọn khởi nghiệp thì ý định khởi nghiệp sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (Có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý, các nhà ban hành chính sách và các cá nhân quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả nhằm gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.503 có ý nghĩa là khi ta tăng yếu tố thái độ đối

với hành vi khởi nghiệp lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.503 đơn vị

H3: Tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.02 <

0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H3, có nghĩa là tiêu chuẩn chủ quan có mối quan

hệ với ý định khởi nghiệp. Bên cạnh đó, hệ số Beta chuẩn hóa = 0.119 (>0 và là hệ số Beta chuẩn hóa thấp nhất trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp) nên ta có thể kết luận rằng tiêu chuẩn chủ quan có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp và có mức độ tác động thấp nhất. Điều này có nghĩa là nếu sinh viên nhận được sự đồng tình hoặc ủng hộ từ phía gia đình, bạn bè hoặc những người thân thiết có ý nghĩa đặc biệt với họ thì ý định khởi nghiệp của họ sẽ gia tăng tuy nhiên không nhiều.

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.071 có ý nghĩa là khi các ý kiến chủ quan

đồng tình của người thân, bạn bè và những người quan trọng tăng lên 1 đơn vị thì ý

định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.071 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác giữ

ngun. Tuy đây là yếu tơ có mức độ tác động thấp nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng cũng cần được quan tâm vì nó cũng là 1 trong các yếu tố có tác động đến ý định khởi nghiệp. Do vậy, hàm ý quản trị ở đây là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần gia tăng sự ủng hộ của những người thân thiết xung quanh họ.

H4: Sự kiểm sốt hành vi được nhận thức có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.00 < 0.05 và hệ số Beta chuẩn hóa = 0.396 ( >0 và là hệ số Beta chuẩn hóa cao thứ hai

trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp) nên giả thuyết H4 được chấp nhận. Từ đó, có thể kết luận rằng sự kiểm soát hành vi được nhận thức có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp. Tức là nếu sinh viên có sự kiểm sốt hành vi

được nhận thức cao thì ý định khởi nghiệp cũng sẽ gia tăng. Điều này đồng nghĩa

với việc nếu sinh viên cảm thấy việc khởi nghiệp là dễ dàng, họ biết làm thế nào để phát triển một dự án kinh doanh hoặc những hoạt động cần thiết để khởi nghiệp, họ

đã chuẩn bị sẵn sàng và tin rằng nếu khởi nghiệp họ sẽ thành cơng thì ý định khởi nghiệp sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.299 có ý nghĩa là khi sự kiểm soát hành vi

được nhận thức tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.299 đơn vị

trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy, hàm ý cho quản trị được rút ra là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần gia tăng sự kiểm soát hành

vi được nhận thức của họ.

H5a: Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên thấp hơn đáng kể so với nam sinh viên.

Giả thuyết H5a kiểm định sự khác biệt của giới tính đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kiểm định t-test được sử dụng trong phân tích và cho ra kết quả (Mục

9-Phụ lục 5) như sau: Sig. Levene’s Test bằng 0.565 >0.05. Ta sử dụng kết quả Sig.

kiểm định t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t bằng 0.002 < 0.05. Như vậy, có sự khác biệt ý định khởi nghiệp giữa các nhóm giới tính khác nhau. Căn cứ vào biểu đồ (Phụ lục 5) cho thấy nam sinh viên có ý định khởi nghiệp cao hơn nữ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5a được chấp nhận. Do vậy, hàm ý quản trị ở đây là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần tăng cường các giải pháp hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên nam và tích cực đưa ra những giải pháp để khơi gợi và hỗ trợ các nữ sinh viên nữ để tăng tỷ lệ nữ sinh viên khởi nghiệp.

H5b: Sinh viên từ các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn các ngành khác.

Trong phân tích 3 nhóm trở lên, kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm trường đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 12-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. = 0.383 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0.037 (< 0,05) tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ có sự khác biệt giữa các trường đào tạo đối với ý định

khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào biểu đồ (Mục 12-

Phụ lục 5) cho thấy những sinh viên thuộc các trường đào tạo liên quan đến kinh tế

như trường đại học Kinh tế, đại học Tài chính – Marketing sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên thuộc các trường khác. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5b được chấp nhận.

H5c: Sinh viên từ các chuyên ngành đào tạo thiên về kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn các chuyên ngành khác.

Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm chuyên ngành đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 11-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of

Homogeneity of Variances có Sig. = 0.901 (>0,05) cho thấy phương sai của các

nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0.03 (< 0,05) tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ có sự khác biệt giữa các nhóm chuyên ngành đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào biểu đồ

(Mục 11-Phụ lục 5) cho thấy những sinh viên thuộc các chuyên ngành đào tạo liên

quan đến kinh tế như: Quản trị kinh doanh, kế tốn, tài chính - ngân hàng sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5c được chấp nhận.

H5d: Sinh viên xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn.

Giả thuyết H5d kiểm định sự khác biệt giữa gia đình có và khơng có truyền thống kinh doanh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm định t-test được sử dụng trong phân tích và cho ra kết quả (Mục 14-Phụ lục 5) như sau: Sig. Levene’s Test bằng 0.632 >0.05. Ta sử dụng kết quả Sig. kiểm định t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t bằng 0.025 < 0.05 (Mục 14-Phụ lục

5). Như vậy, có sự khác biệt ý định khởi nghiệp giữa gia đình có và khơng có truyền

xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên không xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5d được chấp nhận.

H5e: Có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi của sinh viên về ý định khởi nghiệp.

Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 10-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có

Sig. = 0.266 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA

cho thấy Sig. = 0,107 (> 0,05), khơng tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ ý có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)