Nguồn: tổng hợp của tác giả
Chương 2 đã trình bày các lý thuyết nền làm cơ sở cho nghiên cứu như: Thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh, lý thuyết hành vi được lên kế hoạch và lý thuyết hành động hợp lý. Đồng thời đưa ra định nghĩa đối với mỗi khái niệm nghiên cứu. Sau đó, trình bày tổng qt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước và xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm để từ đó đưa ra các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất. Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh và 4 biến độc lập: Sự chủ động cá nhân, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, tiêu chuẩn chủ quan và sự kiểm sốt hành vi được nhận thức. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích các biến nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, trường/ngành đào tạo, truyền thống kinh doanh của gia đình và hộ khẩu thường trú.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu
Chương 2 đã nêu các cơ sở lý thuyết nền và trình bày những nghiên cứu liên quan, từ đó đưa ra các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm: Thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo, giới thiệu thang đo chính thức trong nghiên cứu định lượng, trình bày phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bao gồm cả hai phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu chính thức theo phương pháp định lượng
3.2.1. Xây dựng thang đo
Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ nghiên cứu ý định khởi nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế hậu Xô Viết của tác giả Marina Z. Solesvik năm 2014 và thơng qua khảo sát định tính tác giả cũng có điều chỉnh từ ngữ trong thang đo cho phù hợp với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ thay đổi từ 1 là hồn tồn khơng đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý.
3.2.1.1. Thang đo sự chủ động cá nhân
Thang đo sự chủ động cá nhân gồm 6 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của Frese và cộng sự (1996) và được ký hiệu là CĐ.
Bảng 3.1: Thang đo sự chủ động cá nhân
Mã hóa Nội dung thang đo
CĐ1 Tôi hăng hái lao vào các vấn đề.
CĐ2 Bất cứ khi nào xảy ra sự cố, tơi tìm kiếm giải pháp ngay lập tức. CĐ3 Bất cứ khi nào có cơ hội tích cực, tơi sẽ nắm lấy ngay.
CĐ4 Tôi chủ động lập tức ngay cả khi những người khác không làm. CĐ5 Tơi thường làm nhiều hơn những gì được yêu cầu.
CĐ6 Tôi đặc biệt giỏi trong việc nhận ra ý tưởng.
Nguồn: Frese và cộng sự (1996)
3.2.1.2. Thang đo thái độ đối với hành vi khởi nghiệp
Thang đo thái độ với hành vi khởi nghiệp gồm 5 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của Liñan và Chen (2009) và được ký hiệu là TĐ.
Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với hành vi khởi nghiệp
Mã hóa Nội dung thang đo
TĐ1 Tơi có nhiều thuận lợi hơn bất lợi để khởi nghiệp kinh doanh. TĐ2 Sự nghiệp làm doanh nhân hấp dẫn đối với tơi.
TĐ3 Nếu tơi có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh. TĐ4 Là doanh nhân sẽ mang lại sự thỏa mãn lớn với tôi.
TĐ5 Trong số nhiều lựa chọn, tôi thích trở thành doanh nhân hơn cả.
3.2.1.3. Thang đo tiêu chuẩn chủ quan
Thang đo tiêu chuẩn chủ quan gồm 3 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của Kolvereid (1996) và được ký hiệu là CQ.
Bảng 3.3: Thang đo tiêu chuẩn chủ quan
Mã hóa Nội dung thang đo
CQ1 Gia đình của tơi cho rằng tơi nên khởi nghiệp.
CQ2 Những bạn bè thân của tôi cho rằng tôi nên khởi nghiệp.
CQ3 Những người quan trọng đối với tôi cho rằng tôi nên khởi nghiệp.
Nguồn: Kolvereid (1996)
3.2.1.4. Thang đo sự kiểm soát hành vi được nhận thức
Thang đo sự kiểm soát hành vi được nhận thức gồm 6 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của Liñan và Chen (2009) và được ký hiệu là KS.
Bảng 3.4: Thang đo sự kiểm sốt hành vi được nhận thức
Mã hóa Nội dung thang đo
KS1 Khởi sự một cơng ty và duy trì hoạt động của nó sẽ dễ dàng đối với tôi. KS2 Tôi chuẩn bị sẵn sàng để khởi sự, duy trì và phát triển một cơng ty. KS3 Tơi có thể kiểm sốt q trình gầy dựng một cơng ty mới.
KS4 Tôi biết những hoạt động cần và thiết thực để bắt đầu một công ty. KS5 Tôi biết làm thế nào để phát triển một dự án kinh doanh.
KS6 Nếu tôi cố gắng khởi nghiệp, tơi sẽ có khả năng thành cơng cao.
3.2.1.5. Thang đo ý định khởi nghiệp
Thang đo ý định khởi nghiệp gồm 6 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của Liñan và Chen (2009) và được ký hiệu là YĐ.
Bảng 3.5: Thang đo ý định khởi nghiệp
Mã hóa Nội dung thang đo
YĐ1 Tôi sẵn sàng làm mọi thứ để khởi nghiệp kinh doanh. YĐ2 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành doanh nhân. YĐ3 Tôi nhất quyết khởi nghiệp trong tương lai.
YĐ4 Tôi rất nghiêm túc nghĩ đến việc khởi nghiệp. YĐ5 Tơi có ý định sẽ khởi nghiệp vào một ngày nào đó.
YĐ6 Tơi dự định khởi nghiệp trong vịng 5 năm sau khi ra trường.
Nguồn: Liñan và Chen (2009)
3.2.2. Quy trình nghiên cứu
3.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Mục tiêu chính của nghiên cứu sơ bộ là để khám phá và điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Hơn nữa, nghiên cứu sơ bộ còn để phát hiện và khắc phục các lỗi (nếu có) trong việc thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức các sinh viên.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kỹ thuật nghiên cứu sơ bộ gồm:
Định tính sơ bộ: Thơng qua thảo luận nhóm vì thảo luận nhóm có thể khắc
phục được nhược điểm của thảo luận tay đơi. Nhược điểm đó là sự vắng mặt những tương tác giữa các đối tượng thảo luận nên nhiều trường hợp dữ liệu thu thập không
các nghiên cứu liên quan và thang đo tham khảo, tác giả xây dựng được bảng phỏng vấn định tính sơ bộ. Dàn bài thảo luận nhóm xem ỏ Phụ lục 1. Tác giả mời 1 nhóm 9 bạn sinh viên bất kỳ thuộc 05 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh gồm: 2 sinh viên đại học Kinh Tế, 2 sinh viên đại học Bách Khoa, 2 sinh viên đại học Tài chính – Marketing, 2 sinh viên đại học Mở và 1 sinh viên đại học Công nghệ. Dàn bài thảo luận được thiết kế sẵn. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận cũng như đánh giá mức độ quan trọng và đi đến thống nhất. Thơng qua thảo luận nhóm, thang đo nháp được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và thang đo tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây. Kết quả thảo luận của nhóm hầu hết đều đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cần giải thích thêm khái niệm sự kiểm soát hành vi được nhận thức, điều chỉnh lại một số từ ngữ và cấu trúc câu để dễ hiểu hơn.
Định lượng sơ bộ: Sau khi nghiên cứu định tính sơ bộ, tác giả xây dựng
được bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành bằng phương pháp phát phiếu khảo sát trực tiếp với 1 mẫu nhỏ được lấy thuận tiện gồm 98 sinh viên của 05 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh gồm: Đại học Kinh Tế, đại học Tài chính - Marketing, đại học Bách Khoa, đại học Công Nghệ và đại học Mở. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với công cụ kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đưa ra những nhận xét ban đầu về mơ hình và giúp tác giả dự đốn kết quả trong nghiên cứu chính thức.
Các thang đo nháp được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha. Bên cạnh đó, bằng cách quan sát cột Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation), biến rác sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến – tổng <0.3. Thang đo được xem là tốt nếu hệ số Cronbach Alpha > 0.6.
Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Phân tích nhân tố là một nhóm các thủ tục thống kê
dùng để rút gọn một tập biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau thành một số nhân tố. Do đó, sẽ giúp ích cho việc thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Các biến có trọng số nhân tố nhỏ sẽ bị loại (Factor loading < 0,5), từ đó giúp rút gọn một tập các biến quan sát thành một tập các nhân tố. Ngoài ra tổng phương sai trích (Total Variance Cumulative) cũng sẽ được kiểm tra nếu đạt ≥ 50%. Phương pháp này có thể giúp đánh giá sơ bộ các thang đo nháp. Sau khi loại các biến khơng đạt u cầu, các biến cịn lại sẽ được đưa và thang đo hoàn chỉnh trong bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Đánh giá sơ bộ thang đo
Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu sơ bộ:
Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu sơ bộ
Mẫu n = 98 Tần số % Giới tính Nam 44 45% Nữ 54 55% Tuổi Từ 18-20 tuổi 20 20% Trên 20 - 22 tuổi 75 77% Trên 22 tuổi 3 3% Ngành đào tạo
Quản trị kinh doanh 30 31%
Kế tốn 26 27%
Tài chính ngân hàng 21 21%
Ngành khác 21 21%
Trường đào tạo
Đại học Kinh Tế 25 26%
Đại học Tài chính-Marketing 22 22%
Đại học Bách Khoa 19 19% Đại học Công nghệ 18 18% Đại học Mở 14 14% Hộ khẩu thường trú Thành phố Hồ Chí Minh 27 28% Miền Bắc 26 27% Miền Trung 23 23% Miền Nam 22 22% Gia đình có truyền thống kinh doanh Có 52 53% Khơng 46 47%
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Sơ bộ):
Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho mẫu nghiên cứu sơ bộ gồm 98 sinh viên như sau:
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo nghiên cứu định lượng sơ bộ (Mẫu gồm 98 sinh viên)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo “Sự chủ động cá nhân”, giá trị Cronbach’s Alpha = .856
CĐ1 17.19 6.158 .864 .789 CĐ2 17.29 6.907 .591 .841 CĐ3 17.28 6.593 .616 .838 CĐ4 17.22 6.629 .654 .830 CĐ5 17.24 7.280 .563 .846 CĐ6 17.19 6.880 .590 .841
Thang đo “Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp”, Cronbach’s Alpha = .812
TĐ1 13.31 4.359 .673 .753
TĐ2 13.36 4.995 .534 .795
TĐ3 13.38 4.815 .613 .773
TĐ4 13.36 4.954 .550 .791
TĐ5 13.34 4.473 .636 .765
Thang đo “Tiêu chuẩn chủ quan”, giá trị Cronbach’s Alpha = .723
CQ1 6.82 2.688 .513 .671
CQ2 6.78 2.361 .571 .601
CQ3 6.73 2.609 .549 .629
Thang đo “Sự kiểm soát hành vi được nhận thức”, Cronbach’s Alpha = .830
KS1 17.06 8.305 .652 .791 KS2 16.91 8.991 .581 .806 KS3 16.93 9.778 .576 .813 KS4 17.02 8.206 .666 .788 KS5 16.90 8.072 .640 .794 KS6 16.92 8.715 .528 .819
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”, giá trị Cronbach’s Alpha = .784
YĐ1 16.20 4.205 .743 .703
YĐ2 16.23 4.367 .627 .729
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến YĐ4 16.22 4.650 .565 .746 YĐ5 15.87 4.467 .291 .840 YĐ6 16.16 4.468 .544 .748
Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS
Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0.3 ngoại trừ biến quan sát YĐ5 tại thang đo "Ý định khởi nghiệp" có hệ số tương quan biến tổng là 0.291 nhỏ hơn mức cho phép (0.3); đồng thời nếu loại biến này sẽ làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần này tăng lên là
0.840 (> 0.6). Do vậy, biến YĐ5 bị loại ra khỏi các nghiên cứu tiếp theo.
Sau khi loại biến YĐ5, tiếp tục phân tích độ tin cậy của thang đo YĐ lần 2. Kết quả lần 2 (Mục 2-Phụ lục 3): Các biến quan sát trong thang đo YĐ đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6. Suy ra, các thang đo đều đạt yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố khám phá (Sau khi loại biến YĐ5).
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Sơ bộ):
Trong phân tích này tác giả sử dụng phương pháp trích PCA (Principal Component Analysis) và phép quay Varimax để thu được phương sai trích nhiều nhất. Trường hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (Các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0.3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó sẽ bị loại. Tổng phương sai trích cần phải đạt trên 50%.
Bảng 3.8: Kết quả EFA lần 1 biến độc lập trong nghiên cứu định lượng sơ bộ Phương pháp trích: Principal Component Analysis và phép quay Varimax Phương pháp trích: Principal Component Analysis và phép quay Varimax
Thành phần Các nhân tố trích 1 2 3 4 Sự chủ động cá nhân CĐ1 .918 CĐ4 .787 CĐ3 .731 CĐ5 .709 CĐ6 .704 CĐ2 .687
Sự kiểm soát hành vi được nhận thức KS2 .777 KS5 .766 KS4 .758 KS1 .721 KS3 .675 .551 KS6 .620
Thái độ khởi nghiệp
TĐ5 .791
TĐ1 .775
TĐ3 .767
TĐ4 .718
TĐ2 .662
Tiêu chuẩn chủ quan
CQ2 .819
CQ1 .748
CQ3 .703
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) 0.000
Hệ số KMO 0.766
Tổng phương sai trích 61.38%
Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập sơ bộ lần 1 cho thấy: Biến
quan sát KS3 có Factor loading được trích vào 2 nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ = 0.124 (Nhỏ hơn 0.3) nên ta xem xét loại biến này và tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến quan sát còn lại.
Kết quả EFA cho các biến độc lập lần 2 (Sau khi loại biến KS3) tại
Mục 4-Phụ lục 3 cho thấy các biến quan sát đều cho trọng số đạt yêu cầu (>0,5),
tổng phương sai trích bằng 60.974% tốt hơn lần 1. KMO = 0.768 nên phân tích
nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Eigenvalues = 1.401 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thơng tin tốt nhất.
Kết quả EFA cho biến phụ thuộc
Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc tại Mục 5-Phụ lục 3 cho thấy các
biến quan sát đều cho trọng số đạt yêu cầu (>0,5), tổng phương sai trích bằng
61.357% (>50%). KMO = 0.782 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s
Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Như vậy, sau bước nghiên cứu định lượng sơ bộ, có 2 biến quan sát bị loại ra khỏi nghiên cứu định lượng chính thức. Đó là:
Biến quan sát YĐ5 – Tại thang đo “Ý định khởi nghiệp” – Bị loại tại bước
kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Biến quan sát KS3 – Tại thang đo “Sự kiểm soát hành vi được nhận thức” –
Bị loại tại bước phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1.