Đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 88)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

5.3. Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu đã góp phần bổ sung cho nghiên cứu kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Các phát hiện được trình bày xác nhận rằng giả thuyết TPB có thể được áp dụng để giải thích ý định khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường mới nổi. Mơ hình được đề xuất giải thích tới 65.2% biến thể trong ý định. Do đó, kết quả của nghiên cứu bổ sung cho những nghiên cứu trước đây về ý định kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng TPB có thể đặc biệt thích hợp cho việc nghiên cứu ý định kinh doanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra liên kết giữa việc chủ động cá nhân và ý định trên TPB đã bị từ chối, cho thấy rằng sự chủ động cá nhân khơng

thêm vào lời giải thích trên các biến của TPB.

Ngoài ra, với việc phân tích các biến định tính, nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên thuộc các chuyên ngành và/ hoặc trường đào tạo liên quan đến kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn. Điều này góp phần giải thích cho triết lý “Tinh thần khởi nghiệp có thể được tăng lên thơng qua giáo dục, đặc biệt là giáo dục về kinh doanh” (Ủy ban châu Âu 2006). Nghiên cứu đóng góp vào một trong những câu hỏi trong nghiên cứu kinh doanh, đề cập đến vấn đề tại sao một số người trở thành doanh nhân và những người khác thì khơng (Baron 2004). Điều này cung cấp một con đường mới cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục và tinh thần khởi nghiệp và cung cấp sự hỗ trợ thực nghiệm cho lập luận của Shane về mối quan hệ giữa kiến thức và khám phá các cơ hội kinh doanh (Shane 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)