.1 Tên biến – Cách đo lường và kỳ vọng các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

Ký hiệu Tên biến Cách đo lường Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

CAR Hệ số an toàn vốn (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2) / Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro

Biến độc lập

SIZE Quy mô ngân hàng LN(tổng tài sản) (-)

ROA Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản (+) DEP Tỷ lệ tiền gửi Tổng tiền gửi/ Tổng tài sản (-) LOA Tỷ lệ cho vay Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản (-) LEV Hệ số địn bẩy tài

chính

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu (-)

tiền/ Tổng tài sản LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro

tín dụng

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ cho vay

(-)

NPL Tỷ lệ nợ xấu Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng (-) BOPO Tỷ lệ chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt

động

(-)

GRGDP Tốc độ tăng trưởng (-)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (-)

4.1.2. Phương trình hồi quy có dạng:

CARit = α + β1BOPOit + β2ROAit + β3DEPit + β4LIQit + β5LOAit + β6LLRit + β7NPLit + β8LEVit + β9SIZEit + β10CPIit+ β11GRGDPit + εit.

4.2. Phương pháp kiểm định mơ hình

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Bước 2: Phân tích thống kê mơ tả

Mơ tả tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn.

Bước 3: Phân tích ma trận tương quan các biến

Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình, kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như giữa các biến độc lập với nhau để phát hiện hiện tượng và mức độ đa cộng tuyến của các biến trong mô hình nghiên cứu.

Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy

Ước lượng hệ số hồi quy theoe Pooled Ols, Fixed Effect Model, Random Effect Model và các kiểm định Hausman test, Breusch-Pagan test, Wald F-test để lựa chọn mơ hình thích hợp.

Bước 5: Kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh, nếu phương sai thay đổi và có hiện tượng nội sinh thì sử dụng kiểm định GMM để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh.

Bước 6: Kết luận kết quả nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn như thế nào.

4.3. Dữ liệu nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn sử dụng dữ liệu của các ngành ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017, dữ liệu vĩ mô của Việt Nam. Dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên hàng năm của 24 Ngân hàng thương mại Việt Nam; dữ liệu thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam được thu thập từ trang Ngân hàng Thế giới (WorldBank).

Hơn thế nữa, tôi cũng thực hiện việc loại trừ các ngân hàng thương mại khơng có sẵn dữ liệu liên tục từ năm 2005 – 2017 hoặc các ngân hàng khơng cơng bố báo cáo tài chính trong năm tài chính, cũng như các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém trong thời gia vừa qua, cụ thể các ngân hàng thương mại bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với giá 0 đồng hoặc các ngân hàng thương mại bị sáp nhập vào các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy, mẫu nghiên cứu cuối cùng của tôi bao gồm 24 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 03 ngân hàng quốc doanh (Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và 21 ngân hàng TMCP khác. Cụ thể danh sách các ngân hàng thương mại được lựa chọn để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn được tơi trình bày trong phụ lục 02.

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.1. Thống kê mơ tả

Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ trình bày thống kê dữ liệu của các biến chính qua các năm, để thấy tổng quan của nguồn dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)