Ngày 08/08/2018, Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt chiến lược phát triển Ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 với những nội dung sau (Theo quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/08/2018).
“Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước về mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm sốt lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2025; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2025 cơ bản khắc phục tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.
Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đồn tài
chính dưới hình thức cơng ty mẹ - con, trong đó cơng ty mẹ là tổ chức tín dụng; đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.
Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.
Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thơn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 2018 - 2020:
+ Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an tồn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, hoạt động lành mạnh;
+ Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thối vốn ngồi ngành của các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel 2 phương pháp tiêu chuẩn trở lên; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á;
Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 12 - 13%; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam; nâng mức vốn pháp định đối với quỹ tín dụng nhân dân;
Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).
Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;
+ Phấn đấu đến cuối năm 2025:
Có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn nước ngồi;
Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel 2 theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm chi phối và ngân hàng thương mại có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn;
Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%;
- Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon. Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.
- Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát triển ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.”
5.3. Hàm ý chính sách quản lý hệ số an tồn vốn
5.3.1. Hàm ý chính sách quản lý hệ số an toàn vốn đối với Ngành ngân hàng Việt Nam Việt Nam
Với những định hướng phát triển của Ngành ngân hàng Việt Nam nêu trên vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 08/08/2018 thì Ngành ngân hàng ngày càng đứng trước những thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó an tồn trong hoạt động là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của các NHTM Việt Nam nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung cần phải quan tâm. Nâng cao hệ số an toàn vốn là một việc làm hết sức cần thiết cũng là một hàm ý sâu sắc mà Thủ Tướng Chính Phủ đã đề cập trong định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 thể hiện ở các vấn đề sau:
Đảm bảo tăng vốn theo chuẩn mực của Basel 2: Các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel 2 phương pháp tiêu chuẩn trở lên, áp dụng Basel 2 theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm chi phối và ngân hàng thương mại có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel 2 theo
phương pháp tiêu chuẩn; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Quyết định của Thủ tướng đưa ra các hành động cụ thể, NHNN sẽ phải phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH & ĐT trình Thủ tướng phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực vốn của Basel 2. Bộ Tài chính cũng được giao bố trí nguồn để tăng vốn.
Các NHTM Việt Nam cần tuân thủ cách tính tốn CAR khơng chỉ theo các tiêu chuẩn của Việt Nam mà còn theo các tiêu chuẩn quốc tế, xóa bỏ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, xác định rõ vốn cấp một và vốn cấp hai theo định nghĩa quốc tế để hoàn thành được những chỉ tiêu về Basel 2.
5.3.2. Kiến nghị
Từ các kết quả mà tác giả đã trình bày ở phần trên, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị dành cho các nhà quản trị của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm sốt hệ số an tồn vốn của các ngân hàng.
5.3.2.1. Đối với các nhà quản trị ngân hàng 5.3.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu
Về quy định vốn pháp định của tổ chức tín dụng mà Ngân hàng nhà nước đưa ra ngày càng có xu hướng cải thiện. Cụ thể theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ đã quy định mức vốn pháp định cho từng nhóm ngân hàng mà cao nhất chỉ là 5.000 tỷ cho nhóm Ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển, 3.000 tỷ cho nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng đầu tư, còn lại là khoản 1.000 tỷ và thấp hơn mức đó. Và tiếp sau đó Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung là tăng mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng tổi thiếu mức 3.000 tỷ. Vốn là một yếu tố giúp hệ thống Ngân hàng chống trước cú sốc kinh tế và khả năng vỡ nơ, phát triển một cách bền vững và an toàn. Đến nay tất cả các Ngân hàng đã đạt được mức vốn pháp định trên 3.000 tỷ
tuy nhiên nếu so sánh với quy mơ vốn các ngân hàng nước ngồi trong khu vực châu Á và trên Thế giới thì mức vốn pháp định của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam còn khá thấp. Trước áp lực tăng vốn như vậy thì các Ngân hàng cần:
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược tăng vốn và đồng thời sử dụng vốn một cách hiệu quả để có thể tích lũy vốn và đồng thời giảm việc chi trả cổ tức một cách đột ngột gây hoang mang cho cổ đông.
Thứ hai: Lựa chọn những cổ đông chiến lược, đa dạng hóa hợp tác đầu tư và liên doanh với những ngân hàng lớn nước ngồi để có thể tăng vốn một cách hiệu quả và đồng thời học tập được cách sử dụng và quản lý hiệu quả về vốn của các cổ đông chiến lược.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tăng vốn, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng nên chú ý vấn đề quản lý đòn bẩy tài chính đảm bảo giới hạn an tồn rủi ro cho Ngân hàng. Các nhà quản trị cũng có thể xem xét đến việc tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay, tức là tăng mức độ an tồn của vốn hơn thơng qua các phương pháp khác nhau để có thể tăng hệ số an tồn vốn của các ngân hàng do khi ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì sẽ khơng bị áp lực khi huy động vốn bên ngồi để duy trì các hệ số an toàn vốn hay tăng hệ số an toàn vốn theo mong muốn với mức chi phí huy động thấp hơn so với tăng vốn bằng việc đi vay và đồng thời giảm rủi ro vỡ nợ.
Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ xây dựng việc đủ vốn dựa trên hệ số an tồn vốn tối thiểu mà cịn tính đến việc tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế ổn định. Bởi vì theo kết quả của bài nghiên cứu thì quy mơ tài sản có quan hệ ngược chiều với hệ số an tồn vốn. Điều này có nghĩa là quy mơ tài sản của ngân hàng tăng thì hệ số an tồn vốn giảm. Vì vậy việc tăng vốn cần phải đảm bảo phù hợp tốc độ gia tăng tài sản của ngân hàng.
5.3.2.1.2. Tăng tài sản có tính thanh khoản
Các nhà quản trị có thể cân nhắc đến việc nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn bao gồm Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; Tiền gửi tại NHNN; Tiền, Vàng gửi tại các
TCTD khác và cho vay các TCTD khác; Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư để cải thiện thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng bởi vì khi tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi các ngân hàng gia tăng thì các ngân hàng sẽ khơng bị áp lực khi huy động vốn bên ngồi để duy trì các tỷ lệ an tồn vốn như được quy định bởi NHNN, và do đó có thể chỉ tốn kém mức chi phí huy động thấp hơn so với các ngân hàng có tài sản thanh khoản kém cũng như bị áp lực phải huy động được vốn từ bên ngoài.
5.3.2.1.3 Đẩy mạnh hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng
Vì tỷ lệ huy động của Ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với hệ số an toàn vốn nghĩa là khi tiền gửi, tiền huy động từ khách hàng tăng lên thì làm cho hệ số an tồn vốn giảm theo kết luận của bài nghiên cứu. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại thơng qua hình thức nhận tiền gửi của khách hàng vẫn là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng tạo lập nguồn vốn để hoạt động đầu tư và cho vay. Một khi Ngân hàng thương mại dồi dào vốn từ hoạt động tiền gửi của khách hàng thì làm tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng, tăng cơ hội đầu tư và cho vay, vì thế tăng lợi nhuận tích lũy vốn. Do đó các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn phải có những biện pháp thu hút tiền gửi của khách hàng đồng thời phải có những kế hoạch chiến lược sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả và an tồn nhất, tăng lợi nhuận.
Ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm huy động của mình như phân loại nhiều kỳ hạn ngắn dài khác nhau để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, kết hợp sản phẩm huy động cơ bản với tiện ích kèm theo như kết hợp bảo hiểm, sản phẩm kỳ hạn dài và ngắn kết hợp lẫn nhau. Yếu tố lãi suất hiện tại các Ngân hàng vẫn phải bị kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước không được vượt trần lãi suất huy động, do đó yếu tố lãi suất khó có thể tác động để thu hút tiền gửi khách hàng nhưng có thể thay vào đó là những chương trình mở thưởng, tặng quà kèm theo cho khách hàng.
Ngân hàng cần có giải pháp tăng uy tín tín nhiệm của mình và nâng cao thương hiệu để có thể thu hút được tiền gửi khách hàng dựa trên sự tín nhiệm. Đẩy mạnh và
mở rộng mạng lưới Ngân hàng để nâng cao thương hiệu Ngân hàng đồng thời có những chiến lược Marketing phù hợp để xây dựng và nâng cao thương hiệu của mình.
5.3.2.1.4. Nâng cao chất lượng tín dụng
Vì tỷ lệ cho vay của Ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với hệ số an toàn vốn nghĩa là Ngân hàng đẩy mạng hoạt động cho vay thì làm cho hệ số an tồn vốn tăng theo kết luận của bài nghiên cứu. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên khi đẩy mạnh hoạt động cho vay Ngân hàng sẽ đối mặt với một rủi ro lớn là rủi ro tín dụng, xác suất vỡ nợ và khơng hồn trả được nợ vay từ khách hàng. Do đó Ngân hàng thương mại có xu hướng tăng hệ số an toàn vốn lên để đảm bảo cho những hoạt động rủi ro của Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần có những biện pháp quản lý chất lượng khoản vay:
Thứ nhất: Ngân hàng cần cho vay có chọn lọc, hạn chế cho vay những khoản vay có mức độ rủi ro cao, cần cơ cấu lại cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng…quan tâm đến chất lượng khoản vay không chạy theo doanh số cho vay.