Tác giả Mohammed T. Abusharba, Iwan Triyuwono, Munawar Ismail và Aulia F. Rahman (2012) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 11 Ngân hàng thương mại Hồi Giáo ở Indonesia giai đoạn từ 01/2019 đến 12/2011. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng của các biến độc lập là: lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, hệ số tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng số tiền cho vay trên tổng số tiền gửi hay còn gọi là chỉ số thanh khoản, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận trên tổng tài sản có tương quan dương, tỷ lệ nợ xấu có tương quan âm, tỷ lệ tổng số tiền cho vay trên tổng số tiền gửi có tương quan dương và cả ba biến giải thích này có tương quan đáng kể lên hệ số an tồn vốn trong khi đó hệ số tiền gửi trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt đơng của ngân hàng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tác giả Ijaz Hussain Bokhari, Syed Muhamad Ali và Khurram Sultan (2009) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 12 ngân hàng thương mại Pakistan từ 2005 đến 2009. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng của các biến độc lập là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành, danh mục đầu tư rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ số tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tương quan âm, trong đó tiền gửi trên tổng tài sản có tương quan đáng kể lên hệ số an toàn vốn, danh mục đầu tư rủi ro cũng có tương quan âm và có tương quan đáng kể lên hệ số an toàn vốn
Tác giả Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn 71 ngân hàng thương mại ở 10 nước khác nhau ở khu vực Đông Nam Âu dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2007-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong số các biến số giải thích thì biến quy mơ của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, hệ số địn bẩy, tính thanh khoản, biên độ lãi rịng và rủi ro có những ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong việc xác định hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng trong khu vực. Yếu tố quy mô ngân hàng, hệ số địn bẩy và rủi ro ngân hàng có dấu hiệu tiêu cực, trong khi đó yếu tố tỷ suất sinh lợi, thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận rịng có dấu hiệu tích cực trong. Ngồi ra đối với việc đưa các yếu tố vĩ mơ vào mơ hình thì kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong số các biến số vĩ mơ giải thích thì các yếu tố môi trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số biến động của thị trường chứng khoán Châu Âu, tỷ lệ phạm vi bảo hiểm tiền gửi, và quản lý có những tác động có ý nghĩa thống kê trong việc xác định hệ số an toàn vốn đối với hệ thống ngân hàng trong khu vực Đông Nam Âu. Yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và quản lý có dấu hiệu tiêu cực trong khi đó yếu tố tỷ lệ phạm vi bảo hiểm tiền gửi và chỉ số biến động của thị trường chứng khốn Châu Âu có ảnh hưởng tích cực tới hệ số an toàn vốn.
Tác giả Nađa Dreca nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn 10 ngân hàng Bosnian từ năm 2005 đến 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổn tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần và hệ số địn bẩy có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số an toàn vốn. Mặt khác hệ tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên dường như khơng có ý nghĩa ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn. Các biến quy mơ ngân hàng, hệ số tiền gửi, tỷ lệ cho vay, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số an toàn vốn, trong khi các biến tỷ lệ dự phòng rủi ro, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, hệ số địn bẩy có quan hệ tích cực với hệ số an tồn vốn.
Tác giả Bahiru Worknehnghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 8 ngân hàng thương mại ở Ethiopia từ năm 2002 đến năm 2013. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mối tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng như mong đợi. Kết quả này nhận thấy rằng các ngân hàng Ethiopia đã tăng tài khoản dự trữ khoản nợ để giảm rủi ro và duy trì tỷ lệ an tồn vốn cao hơn. Bên cạnh đó hệ số tiền gửi trên tổng tài sản có mối tương quan dương như mong đợi. Khi tiền gửi tăng lên, các ngân hàng nên được điều tiết và kiểm soát để đảm bảo quyền của người gửi tiền và để bảo vệ một ngân hàng khỏi mất khả năng thanh toán. Nếu người gửi tiền không thể đánh giá mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng, các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ vốn thấp hơn tỷ lệ tối ưu. Tỷ lệ vốn tối ưu là những khoản mà các ngân hàng sẽ quan sát được nếu người gửi tiền có thể đánh giá đúng vị thế tài chính của họ. Hệ số địn bẩy có mối quan hệ tương quan dương với hệ số an tồn vốn vì phí bảo hiểm rủi ro cho các ngân hàng có hệ số địn bẩy cao thì cao hơn so với các ngân hàng có hệ số địn bẩy thấp hơn. Nhìn chung, ngân hàng có hệ số địn bẩy thấp có thể có vốn cao hơn vì họ có thể phát hành cổ phiếu mới dễ dàng hơn so với ngân hàng có hệ số địn bẩy cao. Tính thanh khoản của các ngân hàng cũng cho thấy mối tương quan dương, có ý nghĩa về mặt thống kê, phù hợp với dự đốn. Quy mơ có mối tương quan dương đối với hệ số an toàn vốn nhưng và tỷ suất lợi nhuận rịng có mối tương quan âm đối với hệ số an tồn vốn. Tuy nhiên quy mơ ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi rịng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết luận, phát hiện của nghiên cứu cho thấy hệ số tiền gửi, tính thanh khoản, hệ số địn bẩy và tỷ lệ dự phòng rủi ro là những biến số quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng.
Tác giả Ali Shingjergji và Marsida Hyseni – Giảng viên Khoa Tài chính-Kế tốn, Đại hoc Elbasan, Albania nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống Ngân hàng Albanian trong suốt giai đoạn từ 2007 đến 2014. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng các chỉ số về lợi nhuận như tỷ suấ sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ
suất sinh lợi trên vốn cổ phần không ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn trong khi tỷ lệ nợ xấu, tính thanh khoản và hệ số vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng Albanian. Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hệ số an tồn vốn, có nghĩa là các ngân hàng có quy mơ vốn lớn hơn thì có hệ số an tồn vốn cao hơn.
Các tác giả Leila Bateni và Hamidreza Vakilifard – Phòng quản lý kinh tế trường đại học Hồi giáo Azad ở Iran và Farshid Asghari – trường đại học kinh tế Payame-Noor, Iran năm 2014 nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn 6 Ngân hàng thương mại Iran năm từ năm 2006 đến 2012. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng hệ sốn an toàn vốn sẽ bị ảnh tiêu cực bởi quy mơ của ngân hàng, điều này có nghĩa là các ngân hàng lớn của Iran đã có một sự giám sát kiểm soát thấp về hệ số an toàn vốn và các ngân hàng lớn đạt được danh mục đầu tư tài sản có rủi ro cao, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn. Tỷ lệ tài sản đã điều chỉnh rủi ro trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản khơng có mối quan hệ nào với hệ số an tồn vốn.
Tác giả Rubi Ahmad (Đại học Malay), Ariff (Đại học Bond), Michael J. Skully (Đại học Monash) năm 2008 nghiên cứu về yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 42 ngân hàng thương mại ở các nước phát triển từ năm 1995 đến 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố quyết định tỷ lệ vốn ngân hàng trong các tổ chức ngân hàng của nền kinh tế đang phát triển có thu nhập vừa và nhỏ có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đây là khoảng thời gian tốt nhất để nghiên cứu hành vi mang lại rủi ro. Hai biến số rủi ro là nợ xấu và chỉ số rủi ro cho thấy mối liên quan giữa vốn ngân hàng và rủi ro. Phát hiện này đặc biệt bác bỏ giả thuyết không đổi: vốn ngân hàng và rủi ro có liên quan cho thấy hành vi mang lại rủi ro của các ngân hàng cao hơn làm tăng tỷ lệ vốn. Các ngân hàng tự nguyện giảm tỷ lệ nợ trên tài sản (giảm địn bẩy), có thể là đáp ứng yêu cầu về vốn cao hơn, sẽ đạt được tổng số rủi ro mong muốn bằng
cách tăng rủi ro về tài sản (kết quả phù hợp với Shrieves và Dahl, 1995). Vì vậy, khi buộc phải tăng tỷ lệ vốn, các ngân hàng có thể xem xét địn bẩy và rủi ro tài sản như đã thấy trong nghiên cứu này.
Tác giả Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez năm 2015 nghiên cứu về yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 36 Ngân hàng Ai Cập từ năn 2004 đến 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn giữa năm 2003 đến năm 2013: Khả năng sinh lời khơng có ảnh hưởng đến tỷ lệ an tồn vốn, ngoại trừ lợi nhuận trên tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng tài sản thể hiện trong tài sản thu nhập trong tổng tài sản khơng tương quan với tỷ lệ an tồn vốn. Thanh khoản thể hiện trong các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khốn trên tổng tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng quản lý đại diện cho tổng dư nợ trên tổng tài sản đo lường có tương quan đáng kể với tỷ lệ an tồn vốn. Quy mơ của ngân hàng có tương quan đáng kể với tỷ lệ an tồn vốn. Rủi ro thể hiện trong dự phòng và dự phịng rủi ro tín dụng đối với tổng dư nợ cho thấy tỷ lệ dự phịng trên tổng cho vay có ý nghĩa tương quan đáng kể với tỷ lệ an tồn vốn và dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản khơng có liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn.
Trước năm 2008 (năm của cuộc khủng hoảng tài chính). Quy mơ của ngân hàng và rủi ro cho thấy những kết quả tương tự trong toàn bộ giai đoạn được phân tích từ năm 2003 đến năm 2013. Chất lượng tài sản cho thấy những kết quả khác nhau vì nó có ý nghĩa tương quan với tỷ lệ an tồn vốn. Kết quả chất lượng quản lý khơng có mối quan hệ với tỷ lệ an tồn vốn. Thanh khoản khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ an tồn vốn. Về mặt lợi nhuận góc độ lợi nhuận trên tài sản có tương quan đáng kể và mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận trên vốn cổ phần có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn và sự thay đổi trong thu nhập lãi thuần khơng có tác động.
Sau năm 2008 đến năm 2013. Lợi nhuận không ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn. Thanh khoản chỉ thể hiện trong các khoản cho vay tiền gửi có quan hệ tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an
tồn vốn. Quy mơ của ngân hàng tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Rủi ro chỉ chiếm tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng quản lý thể hiện trong tổng dư nợ cho tổng tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn.
Tác giả Nuviyanti and Achmad Herlanto Anggono nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của 19 ngân hàng thương mại ở Indonesia năm từ 2008 đến 2013. Kết quả bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các thành phần tác động đến tỷ lệ an toàn vốn hệ thống 19 ngân hàng thương mại ở Indonesia. Hai biến số là tỷ số giữa chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và tỷ suất lợi nhuận thuần ròng là một phần đánh giá việc quản trị doanh nghiệp tốt. Mặt khác chi phí hoạt động đối với thu nhập từ hoạt động có ý nghĩa tiêu cực đối với tỷ lệ an toàn vốn. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng và tỷ lệ khoản vay trên tổng tiền gửi thể hiện rủi ro và là thành phần đánh giá rủi ro của ngân hàng. Cả hai đều có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số an tồn vốn, trong khi tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan dương với hệ số an tồn vốn thì tỷ lệ cho vay so với tiền gửi có mối tương quan âm với hệ số an toàn vốn. Hai biến tiếp theo là đại diện cho nhóm thu nhập ngân hàng là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần. Hai biến số đó có ảnh hưởng đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn, trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản mối tương quan dương với hệ số an toàn vốn thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần có mối tương quan âm với hệ số an toàn vốn.
Như vậy, để duy trì tỷ lệ an tồn vốn phù hợp, ngân hàng thương mại cần lưu ý và thường xuyên theo dõi mức độ an toàn vốn của mình. Nghiên cứu hiện tại đã xác định có nhiều thành phần liên quan đến việc ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn như quản trị doanh nghiệp tốt, rủi ro và thu nhập.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc sĩ Nguyễn Kim Chi về yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2007-2013 được đăng trên tạp chí khoa học. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) tại các Ngân hàng
Thương Mại (NHTM) tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2013. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, số tiền gửi của khách hàng, số tiền cho vay của ngân hàng và khả năng sinh lợi trên tổng tài sản có tác động âm lên hệ số an tồn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, hệ số địn bẩy có tác động dương lên hệ số an tồn vốn của ngân hàng. Dự phịng các khoản vay khó địi, tính thanh khoản tác động khơng có ý nghĩa lên hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
Nghiên cứu của Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương, Đỗ Thành Trung về Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn - Bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống 28 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007-2012 được đăng trên tạp chí Khoa học trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục