Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

2.2. Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh nghĩa là sự mở rộng sản xuất, kinh

doanh của các tổ chức và cá nhân trong nên kinh tế tăng nhanh, do đó nhu cầu về tín dụng cũng tăng cao và vì thế các NHTM có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn những khách hàng tốt, đủ tiêu chuẩn. Khi nền kinh tế phát triển nghĩa là hoạt động sản xuất thuận lợi, tạo ra nhiều lợi nhận hơn, do đó sẽ giảm thiểu rủi ro về tín dụng, ngược lại khi nền kinh tế trì trệ, nhu cầu vay vốn giảm sút, hoạt động tín dụng của NHTM ẩn chứa đầy rủi ro với nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng đồng thời chi phí dự phịng rủi ro cũng tăng cao, điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự an toàn trong hoạt động của NHTM.

2.2.2.2. Lạm phát

Lạm phát tăng cao (thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng tăng cao) nghĩa là đồng tiền mất giá do đó sự huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn và thực hiện cuộc đua lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên gần lãi suất tiền gửi, kinh doanh ngân hàng gặp lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện dẫn đến sự bất ổn về sự an toàn vốn của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất tiền gửi tăng cao dẫn đến lãi suất vay cũng tăng cao, hoạt động tín dụng trở nên khó khăn, bên cạnh đó hoạt động huy động vốn dài hạn cũng khó khăn hơn do đồng tiền mất giá, dẫn đến việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở các ngân hàng là vấn đề khơng nhỏ, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng.

2.2.2.3. Mơi trường chính trị xã hội và mơi trường pháp lý

Một mơi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là một điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước sẽ dẫn đến sự đa dạng hóa về vốn đối với hệ thống Ngân hàng thương mại, vì thế việc huy động vốn sẽ dễ dàng và an toàn hơn, củng cố sự an tồn về vốn. Ngày nay, q trình tồn cầu hóa và hội nhập là cầu nối để sự hội nhập về kinh tế ngày càng nhanh và sơi động hơn. Vì thế tiềm lực tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng phải được nâng cao, phù hợp với quy định của quốc tế để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi. Ngược lại nếu một mơi trường chính trị xã hội bất ổn thì sự thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sút, đồng

thời sự huy động vốn từ các chủ thể trong nước cũng giảm theo vì sự mất niềm tin vào Nhà nước, vào hệ thống Ngân hàng thương mại dẫn đến vốn an tồn cũng giảm sút.

Mơi trường pháp lý không rõ ràng cũng là một yếu tố tương tự như mơi trường chính trị xã hội khơng ổn định, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sự huy động vốn cũng như những rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)